Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA THỜI TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁO DÀI NGŨ THÂN ĐẾN THIẾT KẾ ÁO DÀI NAM HIỆN NAY

Ngày đăng: 08:39 - 13/03/2025 Lượt xem: 52

Tác giả: Nguyễn Thị Mai – Khoa Thiết kế sáng tạo

Tóm tắt
Áo dài ngũ thân là trang phục truyền thống của dân tộc, qua các trào lưu mặc cổ phục Việt, Áo dài ngũ thân cũng được giới trẻ quan tâm và yêu thích. Khoảng từ năm 2010 trở lại, Áo dài ngũ thân của nam giới dần xuất hiện nhiều hơn và đang được vận động để trở lại đời sống đúng với bản sắc vốn có, trở thành trang phục đặc trưng của đàn ông Việt. Áo dài ngũ thân được hồi sinh vừa cổ truyền nhưng mang dáng dấp hiện đại nhận được sự quan tâm của giới trẻ, cũng trở thành cảm hứng để các nhà thiết kế đưa hình ảnh Áo dài nam đến gần hơn với các bạn trẻ. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của Áo dài ngũ thân đến xu hướng thiết kế Áo dài nam hiện đại, bài viết chỉ ra các xu hướng thiết kế Áo dài nam hiện đại mà các nhà thiết kế đang đi theo.  Từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển, thúc đẩy sự khai thác các giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa của Áo dài ngũ thân nam trong thiết kế Áo dài nam phù hợp hơn với văn hóa mặc của giới trẻ ngày nay.

Từ khoá: Áo dài, Áo dài ngũ thân, trang phục truyền thống, thiết kế Áo dài nam

1. Đặt vấn đề

Áo dài ngũ thân từng là trang phục truyền thống của đàn ông Việt, ra đời trước Áo dài nữ, tuy nhiên Áo dài nữ được ưa chuộng, cách tân và phát triển mạnh mẽ hơn. Khi nói đến Áo dài, thường thì người ta nhắc và nhớ đến hình ảnh tà Áo dài nữ thướt tha. Hình ảnh Áo dài nam là những bộ cách tân rất dễ nhầm lẫn với trang phục Áo dài nam truyền thống của Ấn Độ hay Áo Trường Sam (cách phát âm Quảng Đông của từ Áo dài là Trường Sam 長衫 / Chángshān /) của Trung Quốc. Áo dài nam nữ cùng có điểm chung từ Áo dài ngũ thân nhưng Áo dài ngũ thân nam không được phát triển như Áo dài của nữ giới. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Áo dài ngũ thân truyền thống của đàn ông Việt ít thịnh hành và dần mờ nhạt trong đời sống. Những năm gần đây, Áo dài ngũ thân nam mới xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt trong các dịp lễ, ngoại giao. Các bạn trẻ cũng chú ý nhiều hơn đến trang phục truyền thống của dân tộc, dần xuất hiện các trào lưu, các hội nhóm tìm hiểu về cổ phục như: Việt Nam cổ phục hội, Việt Phục hội, Đình làng Việt, Đại Việt cổ phong,... Các nhà thiết kế, các thương hiệu về cổ phục cũng xuất hiện nhiều hơn, ví dụ như: Đại Việt Fancy, Tiệm Long, Liên Hoa, nhà may Năm Tuyền, NTK Quang Hoà,…

Để Áo dài nam trở lại với đời sống nhiều hơn, trở thành quốc phục hay lễ phục, có rất nhiều ý kiến cho rằng các nhà thiết kế thời trang nên cải tiến Áo dài nam. Quốc phục phải có hơi hướng đương đại, không chỉ đơn thuần mang tính dân tộc và phù hợp hơn với các lứa tuổi, ngành nghề. Do vậy, các nhà thiết kế thời trang cần biến hóa Áo dài nam cho hiện đại mà vẫn giữ được truyền thống nhưng tiện dụng hơn. 

2. Nội dung

2.1. Nguồn gốc, ý nghĩa của Áo dài ngũ thân nam

2.1.1. Tổng quan về Áo dài ngũ thân nam

- Nguồn gốc Áo dài ngũ thân:

Áo dài ngũ thân đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều Chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). 

Cải cách năm 1744 là một cuộc cải cách lớn về y phục Cung đình và dân gian. Kể từ năm 1802 thời Vua Gia Long trở đi, nhà Nguyễn đã hoàn thiện Áo dài ngũ thân hoàn chỉnh. Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước (1802-1884), dưới triều Vua Minh Mạng, Áo dài ngũ thân từng bước thay thế các dạng trang phục cố cựu của Đàng Ngoài, trở thành trang phục chung. 

Hình 1. Áo dài ngũ thân xưa (Nguồn: pinterest)

Áo dài ngũ thân xuất hiện từ cải cách trang phục Đàng trong năm 1744, là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam. Áo được khâu ghép tỉ mỉ lại từ năm miếng vải được gọi là năm thân hay ngũ thân. 

Hình 2. Bản vẽ Áo dài ngũ thân

(Nguồn: Techniques du people Annamite của Henri Oger, 1907)

Cấu tạo thân áo: Áo được ghép lại bởi năm thân áo, trong đó hai tấm vải thân trước được ghép viền, nối sống ở giữa (đường trung phùng), theo trục tung từ cổ xuống tận gấu trước, hai tấm vải sau cũng được may ghép tương tự tạo thành đường sống áo chạy dọc theo sống lưng đến tận gấu sau, hai tấm thân vải nữa nằm ẩn bên trong phía tay phải người mặc. Cổ đứng, vuông cạnh, ôm vừa vặn lấy cổ. Tay chẽn, cần chú ý điểm nối ống tay áo do khổ vải hẹp (xoay quanh chỗ khuỷu tay), ống tay được bóp thu hẹp dần đều đến cửa tay. 

C:\Users\QH\Desktop\lap-linh-ngu-than-mat-ngoai-1603477884.jpgC:\Users\QH\Desktop\lap-linh-ngu-than-mat-trong-1603477970.jpg

C:\Users\QH\Desktop\lap-linh-ngu-than-mat-lung-1603478033.jpgC:\Users\QH\Desktop\lap-linh-ngu-than-coi-2-nut-1603478115.jpg

Hình 3. Cấu trúc cơ bản của Áo dài ngũ thân (Nguồn: https://khamphalichsu.com/cau-truc-co-ban-cua-cac-trang-phuc-co-viet-nam-n79.html)

Vào thời nhà Nguyễn, Áo dài ngũ thân có hai loại chính: 

+ Áo Tấc: Áo tấc, hay còn gọi là Áo dài ngũ thân tay thụng, áo lễ thường gồm một Áo dài ngũ thân dài quá đầu gối với tay thụng dài bằng gấu, cài khuy bên phải, áo lót trắng, quần trắng và khăn vấn. 

+ Áo tay chẽn: thân áo cũng tương tự như Áo tấc nhưng phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp dễ hoạt động hơn Áo tấc. Là thường phục được dùng phổ biến trong lao động và sinh hoạt thường nhật của người dân. 

Hình 4. Phân biệt Áo dài Ngũ thân: Áo tấc (bên trái và Áo tay chẽn (bên phải) (Nguồn: Áo dài Năm Tuyền)

2.1.2. Giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hoá của Áo dài ngũ thân truyền thống 

Trang phục Áo dài ngũ thân nam thể hiện thẩm mỹ cao của người xưa, làm tôn nên được sắc vóc của người đàn ông, nó được thể hiện ở tạo hình trang phục, kỹ thuật dệt, cắt may, thêu thùa, kim hoàn, mọi thứ đều được chăm chút, tỉ mỉ. Mọi yếu tố chất liệu, màu sắc, hoa tiết trang trí…đều là thuộc tính của nghệ thuật thời trang được biểu hiện đầy đủ trong chiếc Áo dài ngũ thân. 

Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giá trị truyền thống của Áo dài ngũ thân Khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống đã được đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, nó được lựa chọn, thừa nhận của cộng đồng qua những giai đoạn lịch sử, dựa trên sự đánh giá khách quan. 

Nhìn vào sự chuyển biến thay đổi của Áo dài ngũ thân qua từng thời kỳ cũng có thể thấy được phần nào dấu ấn lịch sử của dân tộc. Áo dài ngũ thân nam hiện nay đã kết hợp hài hòa cả yếu tố dân tộc và hiện đại thể hiện qua các yếu tố mỹ thuật: chất liệu, tạo hình, màu sắc, cách thức trang trí, dần phản ánh văn hóa mặc của người đàn ông Việt Nam trong thời đại mới, vừa đề cao sự trang trọng, lịch lãm, tinh tế vừa giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Áo dài ngũ thân tồn tại lâu như vậy bởi nó chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Những giá trị truyền thống là nền tảng để phát huy những giá trị của hiện đại.

2.2. Áo dài nam hiện đại

Áo dài nam là Áo dài được thiết kế cho nam và trẻ em nam đang được sự quan tâm của xã hội. Áo dài nam là “Trang phục của nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối. Cổ Tầu đứng, tay liền hoặc tay tra; Tay dài, tà áo được xẻ ngang eo, vạt có thể dài, ngắn, rộng, hẹp; gấu gập, vê, thẳng, lượn, góc vuông, góc tròn, vv...”

áo dài nam the pencilhttps://www.elleman.vn/wp-content/uploads/2021/01/19/189059/3.31_ao-dai-nam_the-pencil_elle-man_0121.jpg

Hình 5. Áo dài nam hiện nay (Sản phẩm của The Pencil)

2.2.1. Cảm hứng Áo dài ngũ thân nam trong thiết kế Áo dài nam hiện đại 

Trong những năm gần đây, với sự hồi sinh của văn hóa Áo dài, nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đã chú trọng đem đến vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại cho tà Áo dài. Những người đi tiên phong trong công cuộc – sáng tạo truyền thống cho Áo dài có thể kể đến các nhà thiết kế tên tuổi như: Minh Hạnh, Võ Việt Chung, Đức Hùng, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Thủy Nguyễn…, hay những tên tuổi trẻ như Adrian Anh Tuấn, Trisha Võ,… 

Một số bộ sưu tập nổi bật hay những tên tuổi, thương hiệu Áo dài nam hiện nay như: Meman.Saigon: BST Áo dài nam với tên gọi Mê Áo Ta. 

áo dài nam mêman sài gònáo dài nam mêman sài gòn

Hình 6. MeMan, BST Mê Áo Ta 

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam: BST “Áo dài ngũ thân cao cấp” dành riêng cho nam giới. 

https://static.ecosite.vn/5304/picture/2020/12/07/adnt-03-1607302830.jpg

Hình 7. Sản phẩm trong BST Áo dài ngũ thân cao cấp của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam

TIỆM LONG: Bộ sưu tập “Hồi Ức Đông Dương”. 

271445400_4677688528987957_5616612278920264918_n

Hình 8. Bộ sưu tập “Hồi ức Đông Dương” của TIỆM LONG

2.2.2. Ảnh hưởng của Áo dài ngũ thân đến xu hướng thiết kế Áo dài nam hiện đại 

Hiện nay các thiết kế Áo dài nam hiện đại của các nhà thiết kế đang đi theo 2 xu hướng: 

Xu hướng 1: Những bộ Áo dài ngũ thân mang hơi hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc bất biến của bộ trang phục này. Các thay đổi trong thiết kế về chất liệu, màu sắc, cách may, cách mặc (kết hợp với giày tây,...) không làm ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của dân tộc. Một số nhà may, nhà thiết kế hiện nay phục dựng và giữ nguyên được đặc trưng của Áo dài ngũ thân như: Áo dài ngũ thân Năm Tuyền, nhà may Bích Thủy, nhà thiết kế Quang Hòa,... 

Xu hướng 2: Tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trên cơ sở cải biên các yếu tố tạo hình của Áo dài ngũ thân. Về cơ bản kiếu dáng, cấu trúc của Áo dài nam hiện nay không còn được giữ nguyên theo cấu tạo của Áo dài ngũ thân nam truyền thống. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đã chú trọng đem đến vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại cho Áo dài nam.

2.3. Giải pháp phát triển, thiết kế thời trang Áo dài nam

2.3.1. Giải pháp về kiểu dáng

Áo dài ngũ thân hiện nay có 2 dạng thức:

- Cấu trúc truyền thống: tiếp tục duy trì cấu trúc 5 thân áo như truyền thống, cấu trúc này phù hợp với đối tượng như: nam sinh, đồng phục văn hóa, các buổi lễ, giao lưu trang trọng. Cấu trúc này hiện nay cũng được người mặc kết hợp với các yếu tố hiện đại như quần âu, giày tây, giày thể thao... Tùy vào môi trường, mục đích sử dụng để không làm mất đi tính truyền thống mà vẫn hiện đại, hợp xu hướng.

Hiện nay thì lựa chọn quần áo theo phong cách tối giản là một xu hướng mới. Áp dụng đối với Áo dài truyền thống thì càng làm nổi bật lên nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Các mẫu áo này đa phần có gam màu tối giản, đơn sắc. Chú trọng vào chất liệu và kiểu dáng tinh tế.


Hình 8. Áo dài ngũ thân Năm Tuyền 

C:\Users\QH\Desktop\mai\652d11f79c8656d80f97.jpgC:\Users\QH\Desktop\mai\36407f8ff2fe38a061ef.jpg

Hình 9. Một số sản phẩm của Đại Việt Fancy

- Cấu trúc cách tân: Áp dụng nhiều cách thức thiết kế, vật liệu và hình thức trang trí mới nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa cho người mặc. Phù hợp với môi trường, điều kiện, không gian sử dụng, đặc biệt là theo xu hướng thời trang trong nước và trên thế giới.

Thời trang là một sự cải cách. Bản thân Áo dài cũng là sản phẩm của cải cách. Dù là theo cấu trúc nào, thì trước tiên phải hợp với đối tượng sử dụng, tôn nên được nét đẹp cũng như che đi được khuyết điểm của cơ thế. 

Áo dài cách tân cũng đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng của phái nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ đặc biệt, lễ tết, cưới hỏi. Khác với những chiếc Áo dài truyền thống, Áo dài cách tân của nam được may với kiểu dáng đứng, ôm lấy cơ thể hơn nên vì thế sẽ tạo phong cách mạnh mẽ, khỏe khoắn hơn cho người mặc. 

áo dài nam tết 2022https://www.elleman.vn/wp-content/uploads/2021/02/03/189059/ao-dai-nam_tet-2022_hy-maison_4_elle-man_0122.jpg

Hình 10. HY MAISON, BST Tết 2022

Hình 11. AIN, Bst áo dài tết 2024

2.3.2. Giải pháp về đường nét, cách thức trang trí

Hình 12. Áo dài nam thêu, đính hoạ tiết (Nguồn: Quyên Nguyễn Bridal)

270188267_328150635854422_5168037793133219225_n271141570_328150839187735_1856006263970150647_n271776155_329962259006593_1238835903746643635_n

Hình 13. Hoạ tiết trang trí in nổi (Sản phẩm của thương hiệu CEDRUS)

Các hình thức trang trí như thêu len, thêu chỉ, đính cườm, vẽ vải là những cách thức trang trí trên Áo dài được chú trọng hiện nay. Những họa tiết, hoa văn trang trí còn được thiết kế phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể, cá tính và môi trường xã hội của đối tượng sử dụng. Ngoài ra hình thức trang trí cũng góp phần tôn những ưu điểm hay che dấu, khắc phục những nhược điểm của cơ thể người mặc. Chính vì vậy đòi hỏi người thiết kế phải có tâm và trình độ tư duy thẩm mỹ tốt, tinh tế, để tạo ra được những thiết kế phù hợp với cơ thể từng người và nhất là phù hợp với hoàn cảnh sử dụng. Từ đó đưa ra hình thức trang trí phù hợp cho từng sản phẩm, có sản phẩm cần phải thiết kế đơn giản, nhưng có sản phẩm lại cần đẩy hoa văn trang trí để tạo nên thiết kế ấn tượng, có sản phẩm thì cần đẩy thiết kế bằng phom dáng, chú trọng chất liệu và màu sắc thể hiện được sự sang trọng, mà không cần trang trí cầu kì. Ví dụ như họa tiết: Rồng, Phượng, hạc,... hay là những đường nét hoa văn lượn sóng, hoa văn trống đồng hiện nay khá phổ biến, làm nổi bật trang phục, bộc lộ được phong thái nam tính mạnh mẽ cho phái nam. Tuy nhiên, hình thức trang trí như vậy phù hợp với Áo dài cưới, trình diễn,... hơn.

Đối với trang phục nhã nhặn lịch sự, sử dụng trong các hội nghị, gặp mặt giao lưu văn hóa nên sử dụng những họa tiết nhẹ nhàng hơn mà vẫn mang những nét truyền thống dân tộc như hình hoa lá cách điệu, chữ thọ hay hoa văn thời Nguyễn,...

Trang trí cho Áo dài nam cần lưu ý đến sự hài hòa về hình dáng, mầu sắc, chất liệu, đối tượng sử dụng và môi trường sử dụng sao cho phù hợp. Một yếu tố nữa cũng mang tính chất quyết định là phải tham khảo xu hướng thời trang về hình trang trí, cách thức thể hiện cho phù hợp.

Hình 14. Hoạ tiết trang trí nhã nhặn, lịch sự (Ảnh: Internet)

2.3.3. Giải pháp về màu sắc

Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng, tạo cảm giác thay đổi màu sắc, độ sáng tối của da. Vì vậy việc chọn lựa màu sắc phù hợp với đặc điểm cơ thể từng người như màu tóc, màu da, hình dáng cơ thể cũng rất quan trọng. Ví dụ với người có vóc dáng gầy và nhỏ, tông màu sáng sẽ giúp cho vóc dáng trở nên cao lớn hơn. Ngược lại, với người có cơ thể to lớn, vạm vỡ thì màu dịu, màu tối sẽ giúp cơ thể thon gọn hơn. 

Màu vàng, cam đào, xanh lá cây, tím,...là xu hướng màu của năm 2024, thể hiện được sự trẻ trung, năng động, phù hợp với xu hướng hiện đại, không quá sặc sỡ, tuy nhiên tùy vào đặc điểm cơ thể từng người để đưa ra được màu sắc phù hợp nhất.

Hình 15. Xu hướng màu 2024 (Nguồn: Pinterest.com)

Thường thì thiết kế đáp ứng được về mặt chất liệu, màu sắc hay những yêu cầu về thẩm mỹ của giới trẻ dựa trên một phần từ các xu hướng thời trang hiện đại. Màu sắc quá sặc sỡ, trang trí quá nhiều, quá bắt mắt sẽ không đáp ứng đúng yêu cầu về mặt thẩm mỹ và thời trang, không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

2.3.4. Giải pháp về chất liệu

Vải tơ tằm, lụa, sa, the, gấm, tafta, đũi, các chất liệu gần gũi mang nét truyền thống. Đặc biệt, đối với Áo dài ngũ thân nam, chất liệu được sử dụng nên có độ cứng cáp, dày dặn nhất định để khi dựng thành áo, dáng áo đứng, giữ được phom dáng thể hiện sự oai nghiêm, chững chạc cho  người đàn ông.

Hình 16. Chất liệu gấm, tafta, đũi (Nguồn: pinterest.com)

Với vải có trang trí hoa văn, họa tiết, khi cắt may phải đảm bảo đối sóng, họa tiết cân xứng để thể hiện được sự tinh tế, khéo léo trong trang phục.

3. Kết luận

Có thể thấy chính yếu tố tạo hình của trang phục Áo dài ngũ thân đã tạo nên những giá trị quý báu của trang phục này, góp phần định hướng và giữ gìn bản sắc văn hóa trong trang phục Áo dài ngũ thân nói riêng và trong trang phục truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung. Hiện nay Áo dài ngũ thân nam cũng đã được cách tân để phù hợp hơn với đời sống hiện đại, thay đổi phần nào về màu sắc, chất liệu, tuy nhiên vẫn cần giữ được nét đặc trưng của Áo dài ngũ thân truyền thống.

Việc kế thừa có chọn lọc những tinh hoa quý giá của chiếc Áo dài ngũ thân nam cùng sự sáng tạo cho phù hợp với xu thế của thời trang hiện đại đã khiến Áo dài ngũ thân nam có cho mình một sức sống mới trong lòng dân tộc. Đó là sức sống mang nét đẹp trường tồn với thời gian. Và những ý nghĩa về mặt hình thức cũng như nội dung của Áo dài ngũ thân nam vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho các sản phẩm Áo dài nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Thủy Bình (2009), Giáo trình Mỹ thuật trang phục, NXB Giáo dục Việt Nam.
  

2. Christoforo Borri, Thanh Thư dịch (2019), Xứ Đàng trong, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

3. Minh Huy (2021), Bạn trẻ và cổ phục, báo Trung tâm văn hóa Thừa Thiên-Huế.

4. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ - Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945, NXB Thế giới.

5. Trần Kiên (24/10/2020), Cấu trúc cơ bản của các trang phục cổ Việt Nam, Nguồn:

https://khamphalichsu.com/cau-truc-co-ban-cua-cac-trang-phuc-co-viet-nam-n79.html

Linh Nguyễn (21/09/2020), Áo dài nam và câu chuyện bảo tồn, tạp chí Công An Nhân Dân, Nguồn: https://cand.com.vn/giai-tri-the-thao/Ao-dai-nam-va-cau-chuyen-bao-ton-i581321/

 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 202 Tổng truy cập: 38.178.790