Báo cáo Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng sợi có sự hỗ trợ của máy Uster”

Ngày đăng: 10:09 - 04/01/2018 Lượt xem: 1.992
Sáng ngày 29/12/2017, Hội đồng nghiên cứu Khoa học trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng sợi có sự hỗ trợ của máy Uster” của Th.s Vũ Đức Tân, Khoa Công nghệ Sợi Dệt.
 
toàn cảnh buổi nghiệm thu
 
Hội đồng nghiệm thu gồm có: PGS.TS Phạm Hồng, Thành viên Hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu; TS. Nguyễn Sỹ Phương, Phó viện trưởng Viện Dệt May, phản biện 1; KS. Phạm Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH MTV Dệt 8/3, phản biện 2; Đ/c Nguyễn Thu Phượng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Ủy viên; Đ/c Dương Thị Hoàn, Phó trưởng khoa Công nghệ may, Ủy viên; Đ/c Nguyễn Thị Hường, giảng viên Trung tâm THM, Ủy viên cùng các đ/c giảng viên Khoa Công nghệ Sợi Dệt.
 


Đ/c Nguyễn Thu Phượng, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi nghiệm thu
 
Tại buổi nghiệm thu, đ/c Nguyễn Thu Phượng, Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh trong giai đoạn ngành Dệt May đang triển khai các giải pháp về đổi mới công nghệ, thiết bị và khai thác có hiệu quả các thiết bị đã đầu tư, trong đó có máy Uster. Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng sợi có sự hỗ trợ của máy Uster” là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Đồng thời đây là nhiệm vụ khoa học công nghệ được Tập Đoàn Dệt May Việt Nam giao cho ngành Sợi Dệt của Trường. Đ/c Nguyễn Thu Phượng mong rằng trong buổi nghiệm thu hôm nay, nhóm nghiên cứu sẽ nhận được nhiều ý kiến quí báu của các thành viên Hội đồng nhằm hoàn thiện, nhanh chóng đưa kết quả của Đề tài vào áp dụng tại các doanh nghiệp sợi và công tác đào tạo của nhà trường.
 

 
ThS. Vũ Đức Tân, Khoa Công nghệ Sợi Dệt trình bày báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
 
Tại buổi nghiệm thu, tác giả đề tài đã trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu bao gồm: Tổng quan về quản lý chất lượng sợi, máy Uster; Đánh giá tình hình sử dụng máy Uster hỗ trợ việc kiểm soát chất lượng sợi tại doanh nghiệp; Nghiên cứu thực nghiệm trên máy Uster; Các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình kiểm soát chất lượng sợi có sự hỗ trợ của máy Uster. Kết quả đạt được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên Khoa Sợi Dệt nâng cao hiểu biết về Uster, có cơ hội gắn NCKH với thực tiễn sản xuất, góp phần cùng với doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm sợi. Trên cơ sở đề tài này, một số bài thí nghiệm mới trong chương trình đào tạo kỹ sư sợi dệt sẽ được triển khai tại nhà trường.
 

 
TS. Nguyễn Sỹ Phương, Phó viện trưởng Viện Dệt May, phản biện 1 phát biểu tại buổi nghiệm thu
 
Kết thúc buổi nghiệm thu, đề tài đã được các thành viên Hội đồng Khoa học đánh giá cao về tính cấp thiết; thuyết minh đề tài gồm 4 nội dung rõ ràng; Đề tài đã đưa ra được các kết quả nhất định, tập trung đưa ra giải pháp, đề xuất khắc phục lỗi, nhất là lỗi chu kỳ nhằm nâng cao hiệu quả quá trình kiểm soát chất lượng sợi có sự hỗ trợ của máy Uster Tester. Bên cạnh đó, đề tài nhận được một số ý kiến tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: cần nghiên cứu thêm tỉ lệ xơ ngắn; phương pháp lấy mẫu của  từng đơn vị làm thí nghiệm; xây dựng qui trình lấy mẫu; sử dụng Uster Tester để kiểm tra chất lượng với mẫu sợi con, sợi thành phẩm; tiêu chuẩn nhiệt độ điều mẫu…vv.  
PGS.TS Phạm Hồng - thành viên Hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến, nhanh chóng hoàn thiện đề tài đưa vào áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sợi tại các doanh nghiệp Dệt May.
 
                                                                                               LP

Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.567 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
134 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.109 lượt xem

Liên kết website