Đạt kiểm định chất lượng CTĐT, tấm vé thông hành để SV ngành Công nghệ may gia nhập vào thị trường nhân lực toàn cầu

Ngày đăng: 05:09 - 28/09/2023 Lượt xem: 250
Ngành Công nghệ may - Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức đào tạo 04 chuyên ngành: Thiết kế mẫu; Thiết kế công nghệ; Quản lý, điều hành sản xuất và Quản lý chất lượng. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm dao động từ 700-800 sinh viên, quy mô đào tạo gần 3000 sinh viên, chiếm hơn 50% quy mô đào tạo của Trường và là ngành Công nghệ may có quy mô đào tạo lớn nhất cả nước (chiếm từ 32-38%). Chất lượng đào tạo của ngành luôn được đảm bảo ở mức cao, thể hiện qua tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng đạt từ 95-98%, trong đó trên 90%  sinh viên đảm nhiệm ở các vị trí quản lý và kỹ thuật như: Trưởng, Phó phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng IE; Tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất... Nhiều sinh viên được doanh nghiệp nhận vào làm việc ngay trong thời gian thực tập. 



Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thực hiện kiểm định chương trình đào tạo ngành Công nghệ may theo thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 với 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (gọi tắt là AUN-QA). Đây là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá toàn diện chương trình đào tạo trên nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng của toàn bộ chương trình đào tạo.
Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trải qua các giai đoạn: Tự đánh giá; Đánh giá ngoài; Thẩm định kết quả đánh giá và Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.



Ngày 09/10/2023 tới đây Nhà trường kết hợp với Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức Lễ công bố và đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Công nghệ may, trình độ Đại học. Một bằng chứng mạnh mẽ phản ánh chân thật, khách quan về chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội mà trong đó chương trình đào tạo ngành Công nghệ may chính là phần cốt lõi mang nét đặc trưng riêng của Trường.

Một số điểm nổi bật qua quá trình đánh giá kiểm định chương trình đào tạo ngành Công nghệ may

- Về đội ngũ GV: 100% giảng viên tham gia giảng dạy ngành Công nghệ may có trình độ thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm thực tế từ 3-5 năm tại doanh nghiệp. Nhiều người trong số đó đã và đang là chủ nhiệm đề tài các cấp: Nhà nước, Bộ công thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam. Không ít giảng viên đã trực tiếp thực hiện chuyển giao công nghệ từ kết quả của các đề tài nghiên cứu và được các doanh nghiệp dệt may đánh giá cao.

Ảnh Hội thảo đề tài cấp Nhà nước do TS. Nguyễn Thị Hường, phó trưởng khoa Công nghệ may (ngồi giữa) làm chủ nhiệm
 
-  Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo (CTĐT) được phát triển bởi tập thể giảng viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ doanh nghiệp dệt may, các trường Đại học cùng ngành đào tạo. Chương trình có tham khảo, kế thừa các chương trình tiên tiến của một số trường đại học trong nước và khu vực như: Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ, … CTĐT có tính ứng dụng cao, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kỹ năng mềm, kỹ năng quản trị, các kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống thực tế đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động theo hướng tiệm cận với chuẩn khu vực và quốc tế.





Theo đánh giá của đoàn đánh giá ngoài những điểm mạnh của CTĐT ngành Công nghệ may đó là:
+ Được thiết kế đa dạng, tạo điều kiện tối đa cho người học linh hoạt lựa chọn vị trí việc làm cũng như hướng tới các vị trí việc làm có triển vọng đảm nhiệm trong tương lai.
 + Đề cương chi tiết học phần thể hiện sự liên kết giữa mục tiêu học phần với CĐR của học phần và CĐR của CTĐT, mối liên hệ giữa CĐR của học phần với nội dung từng chương, mục. Nội dung các học phần chuyên ngành được xây dựng từ các tình huống sản xuất tại doanh nghiệp, đáp ứng chuẩn quốc tế nên sinh viên có khả năng đạt CĐR của ngành CNM theo định hướng ứng dụng với mức cao. Đặc biệt toàn bộ các ĐCCT các HP đều chú trọng đến hoạt động tự nghiên cứu, tự học của SV, hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời.
+ Quá  trình kiểm tra đánh giá người học được sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau, phù hợp với đặc thù chuyên môn và đáp ứng CĐR của CTĐT. Các phương pháp tổ chức đào tạo như thực tập doanh nghiệp, làm bài tập lớn, đồ án học phần theo dạng chuyên đề, dự án giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế, đồng thời giúp sinh viên có thể khởi nghiệp ngay sau khi ra trường.


- Về cơ sở vật chất
 
Sinh viên ngành Công nghệ may sử dụng thiết bị hiện đại tại phòng học đa phương tiện

Ngành Công nghệ may được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngang tầm doanh nghiệp. Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, thực hành trên các thiết bị tiên tiến như: máy 1 kim điện tử; máy thêu 12 đầu, 12 kim; máy lập trình; hệ thống  máy thử độ bền kéo đứt, giãn vải; máy so màu quang phổ cầm tay; phòng học thông minh có máy tính bảng, màn hình ti vi có kết nối mạng lan, Internet; máy cắt vải, trải vải tự động, các phần mềm thiết kế mẫu, giác sơ đồ, nhẩy mẫu, quản trị nhà máy may… Đặc biệt, nhà trường còn đầu tư một Trung tâm sản xuất dịch vụ gần 500 lao động với thiết bị hiện đại như dây chuyền sản xuất veston thời trang được chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, các thiết bị lập trình tự động. Đây là môi trường chuẩn mực giúp sinh viên ngành Công nghệ may thực tập kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
 
Lợi ích của các bên khi chương trình Công nghệ may đạt kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA
 
Với quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực Đông nam Á, kiểm định AUN giúp các trường Đại học Việt Nam từng bước xác định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việc tham gia kiểm định AUN sẽ mang lại các lợi ích sau đây:


Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: khẳng định sự cam kết của nhà trường đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo ngành Công nghệ may, đó là nguồn nhân lực được đào tạo theo chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.
 
Sinh viên:  Bộ tiêu chuẩn AUN-QA không tập trung vào đặc trưng riêng của chuyên ngành mà chú trọng đánh giá điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo của chương trình. Đó là chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất, sự hài lòng của các bên liên quan. Sinh viên là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động đánh giá này, bởi được học tập trong một môi trường cải tiến liên tục và đảm bảo chất lượng. Kết quả kiểm định AUN ngành Công nghệ may như một sự khẳng định với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình, tạo cơ sở cho các trường tham gia chuyển đổi tín chỉ và trao đổi sinh viên trong khu vực Đông Nam Á. 
Đạt chuẩn AUN-QA đồng nghĩa với việc Nhà trường đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội hiện đang hợp tác/liên kết với hơn 100 doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước, do đó Nhà trường cam kết đảm bảo việc làm đúng ngành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là tấm vé thông hành để sinh viên ngành Công nghệ may của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội gia nhập vào thị trường nhân lực toàn cầu


Doanh nghiệp: Kết quả kiểm định AUN-QA giúp người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Xã hội: Kết quả kiểm định AUN-QA là định hướng trong việc chọn trường của phụ huynh và học sinh.

Ngành Công nghệ may được công nhận kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á đã mở ra một chặng đường mới cho trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, đó là một chặng đường hội nhập toàn diện. Do đó, xã hội sẽ có thêm lợi ích từ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và được đảm bảo chất lượng đạt chuẩn.

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Ngô Thị Thanh Mai, trưởng khoa Công nghệ may
 

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.199 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
14.705 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
189 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
180 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
281 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
21.659 lượt xem

Liên kết website