Sau ba ngày làm việc trong một không gian hội thảo đạt chuẩn quốc tế, các cuộc trao đổi thẳng thắn và chân tình, Hội thảo quốc tế lần thứ 9 với chủ đề “Quản lý sự thay đổi hệ sinh thái toàn cầu: Chính sách và phát triển” tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thành công tốt đẹp với phiên đặc biệt và buổi bế mạc diễn ra vào ngày 03/12/2019.
Tại phiên đặc biệt, Ông Ershad Ali Auckland – Viện nghiên cứu New Zealand phát biểu về vấn đề di cư của người dân Bangladesh do sự biến đổi khí hậu. Hạn hán kéo dài, sa mạc hóa, nước biển dâng...đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cuộc sống ở Bangladesh. Muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần có những chính sách, giải pháp hữu hiệu, phù hợp để đối mặt với những thách thức biến đổi khí hậu. Chủ đề vấn đề di cư trước biến đổi khí hậu đã gây sự chú ý và nhận được sự quan tâm của các đại biểu. Nhiều ý kiến thảo luận, nhiều phương án giảm thiểu khó khăn cho người dân cũng được đưa ra.
Ông Ershad Ali Auckland – Viện nghiên cứu New Zealand trình bày tại Hội thảo
Đại biểu phát biểu sau phần trình bày của Ông Ershad Ali Auckland – Viện nghiên cứu New Zealand
Tăng năng suất là vấn đề sống còn của sản xuất, lĩnh vực khác nhau sẽ sử dụng các giải pháp tăng năng suất khác nhau. Trong nông nghiệp biện pháp tăng năng suất là sử dụng phân bón, các chất hóa học hoặc thực hiện cơ giới hóa... Trong công nghiệp, tăng năng suất đồng nghĩa với việc sẽ tiêu tốn một lượng lớn năng lượng điện. Nâng cao năng suất là điều bắt buộc phải thực hiện nhưng hệ lụy của nó gây cho hệ sinh thái không hề nhỏ như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thay đổi nguồn đất. Ông Sandip Kar – Chủ tịch viện khoa học quản lý quốc tế, Kolkata khẳng định: "Không khí mà chúng ta đang hít thở, nước mà chúng ta đang uống, đất chúng ta canh tác đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Mực nước biển tăng lên do sự nóng lên của toàn cầu, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Đây chính là mối đe dọa làm giảm 45% lượng nước tiêu thụ . Trong số 18 siêu đô thị trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thì Châu Á đang đứng vị trí thứ 10”.
Ông Sandip Kar – Chủ tịch viện khoa học quản lý quốc tế, Kolkata
Trong bài phát biểu của mình, thay mặt cho Ban tổ chức, Chủ tịch hội nghị quốc tế IIMS – Ông Sandip Kar bày tỏ niềm vui mừng trước kết quả đạt được từ Hội thảo. Ông gửi lời cảm ơn tới các vị đại biểu đã về tham dự đầy đủ, gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để Hội thảo được thành công tốt đẹp. Ông và các vị đại biểu đặc biệt ấn tượng và rất hài lòng khi được thưởng thức văn hóa, ẩm thực cũng như lòng hiếu khách nồng hậu của con người Việt Nam, đặc biệt là của các thầy, cô giáo, các em sinh viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu tham dự được Ban tổ chức IIMS trao chứng nhận cho những đóng góp của mình.
Phan Việt Anh ( áo trắng giữa ) – Sinh viên HTU tham gia Hội thảo IIMS
Đại biểu từ Trung Quốc nhận chứng nhận từ IIMS
Một số hình ảnh liên quan của Hội thảo
Ngày 01/12/2019.
Ngày 02/12/2019
Ngày 03/12/2019
Phòng TS&TT