Sáng ngày 30/10/2021, Giảng viên Khoa Kinh tế trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tham gia học tập trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams về chuyên đề Quản trị sản xuất trong Doanh nghiệp Dệt May trong chuỗi các chuyên đề đào tạo thuộc Chương trình đào tạo nội bộ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Hình 1. Toàn cảnh hội nghị
Chuyên đề Quản trị sản xuất thuộc chương trình đào tạo nội bộ Cán bộ quản lý cấp trung của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, Giảng viên phụ trách lên lớp chuyên đề là TS. Hoàng Xuân Hiệp-Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Hình 2. Nội dung chính của buổi học
Chuyên đề đào tạo gồm các nội dung chính: Quản trị sản xuất nhà máy may đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu; Bố trí sản xuất trong nhà máy may; Tổ chức sản xuất trong nhà máy may thông minh; Ứng dụng Lean trong nhà máy may sử dụng công nghệ số; Ứng dụng KPI trong quản lý sản xuất tại nhà máy may. Toàn bộ các nội dung này được TS. Hoàng Xuân Hiệp chia sẻ chi tiết; trực quan và dễ hiểu để các học viên nắm rõ được yêu cầu chung của công tác quản trị sản xuất trong bối cảnh hiện nay.
Hình 3. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất trong nhà máy thông minh
Tại buổi học, giảng viên chia sẻ mô hình nhà máy thông minh trong đó trực quan hóa mô hình tổ chức, quản lý sản xuất của nhà máy thông minh với hệ thống điều hành sản xuất tự động; chia sẻ về yêu cầu và cách thức quản trị sản xuất trong nhà máy dệt may trong thời kỳ chuyển đổi số.
Hình 4. Một số hình ảnh về buổi đào tạo
Trong buổi đào tọa, Ông Bùi Thành Hưng – Trưởng ban Đầu tư phát triển của Tập đoàn cũng chia sẻ về công tác quản trị sản xuất trong các nhà máy sợi đồng thời chỉ rõ những cách thức quản trị để đạt được mục tiêu năng suất, chất lượng và tiến độ giao hàng. Cuối buổi đào tạo, Ông Lê Tiến Trường đã đưa ra các hướng chỉ đạo tiên quyết để làm tốt khâu quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp Dệt May đó là phải thực hiện các phương châm: Làm tốt trước, làm rẻ sau; Doanh thu trước, chi phí sau.
Các học viên được chia sẻ các lý luận và thực tiễn về cách thức quản trị sản xuất 4.0 rất thiết thực và ý nghĩa. Từ đó, vận dụng vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường để tăng cường chất lượng đại học trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Đinh Thị Thủy, Khoa Kinh tế