Kỹ thuật vi xử lý -vi điều khiển trong các hệ thống điều khiển công nghiệp, kiến thức cốt lõi của ngành CNKT điện, điện tử

Ngày đăng: 03:51 - 01/08/2023 Lượt xem: 390
Ngày nay, các hệ thống tự động đã phát triển mạnh và được ứng  dụng rộng rãi trong sản xuất hàng hóa và đời sống. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, điều khiển tự động ngày càng được gắn liền mật thiết với công nghệ điện tử và công nghệ tin học. Những hệ thống điều khiển hiện đại này nay được thiết kế có sử dụng những bộ vi xử lý, hệ thống khả trình trên chip, và đặc biệt là xu thế sử dụng máy tính để điều khiển ngày càng trở nên phổ biến. Dùng vi điều khiển hay PLC trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp luôn là lựa chọn của các hãng sản xuất thiết bị, là thiết bị điều khiển hệ cơ điện trong tự động hóa ngành dệt may nói riêng và công nghiệp 4.0 nói chung. Trong bối cảnh đó, vị trí việc làm của kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động trong lĩnh vực dệt may là một trong các vị trí mà ngành kỹ thuật điện, điện tử lựa chọn nhiều nhất.

Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Vi xử lý – Vi điều khiển là một học phần rất quan trọng. Sinh viên được tiếp cận với các ứng dụng của các họ Vi xử lý – Vi điều khiển như lập trình Robot, điều khiển động cơ bước, động cơ servo, hiển thị hệ đếm trên LED 7 hoặc điều khiển LED ma trận hiện chữ theo mong muốn; Điều khiển phím bấm ma trận (Matrix Key) và hiển thị lên màn hình tinh thể lỏng (LCD)…

Những năm gần đây Khoa Cơ điện đều có các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng Vi xử lý - Vi điều khiển vào thực tế giảng dạy và sản xuất được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao; tại đây sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Điện –Điện tử cũng được giao các nhiệm vụ về lập trình, chế tạo mô hình gây hứng thú cho các bạn đam mê nghiên cứu về Vi xử lý – Vi điều khiển.
 
 Nhóm tác giả đề tài nghiên cứu khoa học mô phỏng các chương trình
bằng Vi xử lý - Vi điều khiển

Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả “Nghiên cứu chế tạo bộ KIT Vi điều khiển phục vụ đào tạo ngành cơ điện tử trong ngành may” trước Hội đồng thẩm định

Vậy vai trò của Vi xử lý - Vi điều khiển là gì trong các hệ thống điều khiển công nghiệp là gì?
Vi xử lý là một thành phần chính của hệ thống máy tính, có nhiệm vụ thực hiện các lệnh, chương trình được yêu cầu bởi người dùng và các ứng dụng, đảm bảo hoạt động hiệu quả, mượt mà trong các tác vụ khác nhau. Vi điều khiển đóng một vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa hoạt động và hiệu suất của các hệ thống công nghiệp hiện đại.
Trong điều khiển tự động và quản lý quy trình sản xuất: Vi xử lý - Vi điều khiển cho phép hệ thống thực hiện tự động mà không cần sự can thiệp của con người giúp tăng tính tự động hóa và giảm thiểu sai sót trong quy trình sản xuất và vận hành. Nó điều khiển các thiết bị và đảm bảo quy trình sản xuất của hệ thống bằng việc giám sát và điều chỉnh các thông số, thực hiện các phương pháp điều khiển thông minh để đảm bảo sản xuất chất lượng cao và giảm thiểu lỗi.
Về giám sát hệ thống:Vi xử lý - Vi điều khiển thu thập dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị khác nhau trong hệ thống công nghiệp, sau đó được sử dụng để giám sát hoạt động của hệ thống, phát hiện sự cố và đưa ra các biện pháp cần thiết để duy trì hiệu suất tối ưu. Một số hệ thống công nghiệp sử dụng Vi xử lý - Vi điều khiển để tương tác với người dùng thông qua HMI (kết nối ngoại vi). Điều này giúp cung cấp thông tin và điều khiển hệ thống một cách thuận tiện và dễ dàng. Với tính bảo mật của hệ thống công nghiệp kiểm soát truy cập vào hệ thống một cách an toàn nên Vi xử lý – Vi điều khiển ngày càng được xử dụng rộng rãi và phát triển không ngừng.

Ứng dụng của Vi xử lý - Vi điều khiển?
Vi xử lý - Vi điều khiển đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và hiệu quả cho xã hội và ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực nổi bật dưới đây.
Điều khiển và Tự động hóa trong các hệ thống công nghiệp: Vi xử lý - Vi điều khiển được sử dụng để kiểm soát và tự động hóa các quy trình sản xuất và thiết bị công nghiệp. Điều này giúp cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc.
Thiết bị điện tử: Vi xử lý - Vi điều khiển thúc đẩy sự phát triển của các thiết bị thông minh như điện thoại di động, đồng hồ, nhà và các sản phẩm điện tử thông minh khác. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng tối ưu và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày
Công nghệ ô tô tự động: Vi xử lý - Vi điều khiển là bộ não của hệ thống ô tô tự động, giúp xe tự lái hoạt động một cách thông minh và an toàn. Điều này đang mở ra một tương lai hứa hẹn về giao thông thông minh và an toàn
Thiết bị Y tế: Vi xử lý - Vi điều khiển đang được ứng dụng trong các thiết bị y tế thông minh, từ các thiết bị giám sát sức khỏe đến các thiết bị hỗ trợ y tế. Điều này cải thiện chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu chi phí y tế.

Tại sao sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử phải học Vi xử lí - Vi điều khiển?
Học phần Vi xử lí - Vi điều khiển đem lại kiến thức cốt lõi ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử:
- Ứng dụng thực tế của Vi xử lý - Vi điều khiển trong đời sống hàng ngày có thể nhìn thấy được trong các lĩnh vực như điều khiển ô tô tự động, robot, điện tử thông minh, quản lý năng lượng, thiết bị y tế, và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Đây chính là ý nghĩa và giá trị của việc học môn này.
- Quá trình học từ các phần mềm mô phỏng giúp sinh viên thấy được hiệu quả của mã lệnh mà không cần phải thực hiện trên phần cứng. Điều này giúp tăng tính tương tác và giảm thiểu sai sót khi lập trình trên vi điều khiển thực tế.
- Được thực hành sử dụng các Kit phát triển dễ sử dụng và có tài liệu hướng dẫn đầy đủ để giúp sinh viên tiếp cận môn học một cách dễ dàng. Các kit này giúp sinh viên tự tay xây dựng và thử nghiệm các ứng dụng sáng tạo.
- Sinh viên được thiết kế các dự án thực tế với Vi xử lý - Vi điều khiển như làm robot tự động, đèn led tự động, hệ thống nhà thông minh, hay thiết kế bàn điều khiển đơn giản. Những dự án này giúp sinh viên học được cách ứng dụng kiến thức vào thực tế, tạo ra những sản phẩm đáng tự hào và thấy được kết quả của công sức bỏ ra.

 
- Phát triển ý tưởng sáng tạo: kiến thức và môn học giúp sinh viên sáng tạo, tư duy độc lập và tự do thể hiện ý tưởng của họ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng trong các giải pháp và làm cho việc học trở nên thú vị và tăng sự đam mê sáng tạo về ngành học với sinh viên.
 
Sản phẩm mặt cắt mô hình nhà thông minh trong buổi bảo vệ đồ án môn học

Điều khiển chiếu sáng qua App trên điện thoại thông minh
 
Do đó, việc học học phần này là không thể thiếu được, không chỉ đem lại kiến thức cốt lõi cho chuyên ngành mà còn mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên. Các kỹ sư Cơ điện tử trong ngành dệt may có kiến thức sâu về Vi xử lý - Vi điều khiển luôn được đánh giá cao và tìm kiếm bởi các công ty công nghệ trong nước và quốc tế.
Trong quá trình học tập tại trường, ngoài việc làm đồ án, đề tài hay khóa luận tốt nghiệp sinh viên còn có cơ hội tham gia các sân chơi chuyên ngành như: cuộc thi lập trình Robot, PLC, các câu lạc bộ chuyên môn gắn với ngành đào rất bổ ích cho sinh viên học tập.

Chung kết cuộc thi lập trình Robot năm 2023

Hãy đến với ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử để học lập trình Vi xử lý – Vi điều khiển
Môi trường học tập thân thiện: HTU tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp thu kiến thức, học tập theo nhóm và thảo luận với giảng viên khi nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm Vi xử lý – Vi điều khiển. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các bạn học cùng lớp và tinh thần đoàn kết giúp sinh viên cảm thấy tự tin và vui vẻ trong quá trình học tập.
Đội ngũ  giảng viên giảng dạy học phần Vi xử lý – Vi điều khiển có trình độ cao, hơn 10 năm kinh nghiệm trong thực tiễn lập trình điều khiển bằng Vi xử lý – Vi điều khiển: Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử sở hữu một đội ngũ giảng viên giàu tính học thuật với 100% giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ, nhiều giảng  viên có trên 10 năm kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến vi xử lý, vi điều khiển, PLC. Các công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí ISI, Scopus của giảng viên ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử là minh chứng cho khả năng truyền đạt kiến thức chuyên sâu và cập nhật về các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực điều khiển tự động cho sinh viên và bảo đảm rằng sinh viên sẽ tiếp cận được kiến thức thực tế và ứng dụng trong môi trường sản xuất thực tế.
Nếu có đam mê với lập trình điều khiển Vi xử lý – Vi điều khiển, đam mê với ngành công nghệ kỹ thuật điện- điện tử để đảm bảo cho bản thân một tương lai thành công trong lĩnh vực điều khiển, điện tử, tự động hóa thì các bạn hãy nhanh tay đăng ký vào ngành Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội để học tập. Chắc chắn rằng đây sẽ là môi trường học tập để các bạn thỏa mọi mãn ước mơ của mình.
------------------------------
Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử:
Mã trường: CCM
Tổ hợp xét tuyển:

- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01:  Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
Mã ngành: 7510301
Chuyên ngành đào tạo: Cơ điện tử trong ngành dệt may.
 
Mọi thông tin xin liên hệ về trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Địa chỉ: Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Website: hict.edu.vn
Facebook: 
http://www.facebook.com/tshict
Email: tuyensinhdetmay@hict.edu.vn
Điện thoại liên hệ tuyển sinh: 024.36922552; 0917966488; 0915001951

Tác giả: TS. Ngô Kiên Trung

Đơn vị: Khoa Cơ điện
 

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.187 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
14.679 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
188 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
178 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
280 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
21.644 lượt xem

Liên kết website