Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội”

Ngày đăng: 05:17 - 30/07/2018 Lượt xem: 2.256
Ngày 27/7/2018, Hội đồng khoa học trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội” do ThS. Đinh Thị Thủy-Giảng viên Khoa Kinh tế làm chủ nhiệm đề tài.
 
 
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
 
Hội đồng nghiệm thu gồm có: ThS.NCS.Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng; ThS.Nguyễn Văn Huy-Giám đốc TT Đảm bao chất lượng, Phản biện 1; ThS.Lê Thị Kim Tuyết-Giảng viên Khoa Kinh tế, Phản biện 2 và các ủy viên: ThS.Ngô Thị Xuân Thủy-Phó Giám đốc TT Thực hành may, ThS.Chu Thị Mai Hương-Phó Trưởng khoa Công nghệ may, ThS.Trần Thị Thanh Thủy-Giảng viên khoa Khoa học Cơ bản, ThS.Nguyễn Thị Thu Hằng-Phó trưởng phòng Đào tạo, Thư ký Hội đồng. 
 

 
ThS.Đinh Thị Thủy trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài
 
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ThS.Đinh Thị Thủy đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài, từ những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm, phân tích thực trạng đào tạo kỹ năng mềm tại Trường và khả năng vận dụng kỹ năng mềm của sinh viên Nhà trường. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhóm tác giả đã thực nghiệm một số giải pháp. Qua đánh giá trước và sau thực nghiệm cho thấy các giải pháp khả thi trong điều kiện thực tiễn của Trường. Sản phẩm của đề tài còn có bộ chương trình, học liệu, học cụ dạy kỹ năng mềm đảm bảo tính logic, khoa học, đồng bộ. Sản phẩm được ứng dụng trong giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên của Trường, học viên các lớp ngắn hạn, sinh hoạt câu lạc bộ và trong giảng dạy các học phần từ năm học 2018-2019.
 
Tại buổi nghiệm thu, tác giả và nhóm nghiên cứu đã được nghe nhiều ý kiến đóng góp, nhận xét của các thành viên Hội đồng. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sự nghiêm túc của nhóm nghiên cứu, sản phẩm khoa học của đề tài. Với kết cấu chặt chẽ, logic, từ lý luận đến thực tiễn, số liệu điều tra sát thực và các giải pháp khả thi, đề tài có khả năng ứng dụng cao trong công tác đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Với những đóng góp bổ ích và sát thực với nội dung nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện đề tài.

Với kết quả trên, đề tài được 7/7 thành viên Hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu xếp loại Tốt.
HL
 

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.085 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
14.230 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
184 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
175 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
277 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
21.390 lượt xem

Liên kết website