Nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng Microsoft Excel trong tuyển sinh"

Ngày đăng: 08:06 - 27/11/2018 Lượt xem: 1.858
Ngày 24/11/2018, Hội đồng khoa học trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tổ chức nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Ứng dụng Microsoft Excel trong tuyển sinh” do ThS. Trần Lê Huy-Cán bộ phòng tuyển sinh và truyền thông thực hiện.
 
Toàn cảnh buổi nghiệm thu  
  
Hội đồng nghiệm thu gồm có Ths. NCS. Nguyễn Thị Thu Hường - phó Hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng; các đồng chí ủy viên gồm:  Ths.NCS. Nguyễn Văn Đức, Ths. Phùng Thị Hạnh, Ths. NCS. Nguyễn Quang Thắng, TS. Tạ Văn Cánh, Ths. Nguyễn Văn Huy, Ths. Tạ Thế Dũng, Th.sỹ Nguyễn Thu Phương
 
Th.sỹ Trần Lê Huy báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
 
Theo quy chế tuyển sinh Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường được tự chủ tuyển sinh trong đó chủ động các phương thức xét tuyển. Theo đề án tuyển sinh trình độ Đại học của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội từ năm 2016 đến nay Trường xét tuyển theo 2 phương thức gồm: sử dụng điểm thi  THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ THPT; trong đó phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia có sự hỗ trợ của phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương thức xét tuyển học bạ THPT Trường phải tự nhập dữ liệu và chạy xét tuyển.

Đứng trước yêu cầu kết quả xét tuyển phải tuyệt đối chính xác mà vẫn đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời ThS. Trần Lê Huy cùng các cộng sự đã thiết kế công cụ nhập liệu, chạy xét tuyển theo phương án xét tuyển học bạ THPT tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội bằng cách kết hợp các hàm và thuật toán để ứng dụng Microsoft Excel trong công tác tuyển sinh. Ứng dụng trên đã phát huy tính hiệu quả khi giảm được thời gian nhập liệu, loại bỏ nhập sai, nhập nhầm lẫn dữ liệu và tự động đưa ra các phương án xét tuyển giúp hội đồng tuyển sinh dễ dàng ra quyết định lựa chọn. Sáng kiến được bộ phận tuyển sinh phòng Đào tạo áp
dụng từ năm 2016.  

Tại buổi nghiệm thu tác giả được nghe nhiều ý kiến đóng góp, nhận xét của các thành viên Hội đồng. Hội đồng đánh giá cao tính sáng tạo, khoa học và hiệu quả của SKKN trong công tác tuyển sinh của Trường. Khẳng định kết quả tuyển sinh trong các năm qua có đóng góp rất lớn của SKKN. Để có thể phổ biến rộng rãi và áp dụng vào các lĩnh vực khác như quản lý điểm, xét học vụ, đánh giá kết quả truyền thông… Hội đồng đề nghị tác giả và nhóm nghiên cứu bổ sung ý nghĩa các hàm được sử dụng trong SKKN; thống kê dữ liệu hồ sơ ở các tỉnh, các trường THPT.

Kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học: SKKN đạt loại A
 
Quốc Khánh-Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.709 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
189 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.166 lượt xem

Liên kết website