Nhóm ngành Cơ điện: Sự hấp dẫn và cơ hội trong CMCN4.0

Ngày đăng: 04:35 - 13/04/2020 Lượt xem: 1.414
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là đỉnh cao của tự động hóa, đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải tiếp cận sản xuất thông minh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất với chất lượng đúng cam kết. Con đường ngắn nhất để tiếp cận CMCN 4.0 là công nghệ và thiết bị và đi cùng với nó là đội ngũ kỹ sư cơ khí, Kỹ sư điện, điện tử để vận hành các thiết bị trên.

Chương trình
Tư vấn nhóm ngành Cơ điện ngày 12/4 
do trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của các chuyên gia: Thầy Phan Đức Khánh – Trưởng khoa Cơ điện; Thầy Bùi Anh Tuấn – Phó trưởng khoa Cơ điện đã cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm ngành trên cho Quý vị phụ huynh và thí sinh.

Ban tư vấn của chương trình số thứ 4

Sự khác biệt trong đào tạo nhóm ngành Cơ điện tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội 
Là người trực tiếp quản lý và giảng dạy khối ngành Cơ điện của trường, Thầy Phan Đức Khánh, trưởng khoa Cơ điện chia sẻ : “Trong số 236 trường Đại học, học viện ( không tính các trường thuộc khối quốc phòng-an ninh), trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được biết đến là cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử theo hướng phục vụ cho sự phát triển ngành Dệt May. Điểm khác biệt nằm ở chuyên ngành Bảo trì thiết bị dệt may (ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và chuyên ngành Cơ điện tử trong dệt may (ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử). SV được nghiên cứu, học tập để quản lý, khai thác, bảo trì các thiết bị dệt may tự động, các thiết bị dệt may thông minh, các thiết bị phụ trợ dệt may. Sự khác biệt trên cũng đem lại khác biệt trong cơ hội việc làm và mức thu nhập cho SV khối ngành Cơ điện của Trường.

Thầy Phan Đức Khánh, Trưởng khoa Cơ điện tư vấn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Với 10.400 doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam nói riêng và hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác, sự thiếu hụt nguồn nhân lực ngành kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí và điện là rất lớn.

- Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí: Số lượng DN cơ khí tăng nhanh, từ khoảng 10.000 DN (năm 2010) lên hơn 25.000 DN (năm 2019), chiếm gần 30% tổng số DN công nghiệp chế tạo, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, chiếm 17% tổng số lao động trong ngành chế biến, chế tạo.

Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử: Giai đoạn 2014-2019, nhân lực làm việc trong lĩnh vực điện-điện tử tại Việt Nam tăng từ 567.327 người vào năm 2014 lên 1.276.760 người vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng nhân lực bình quân là 17,6%/năm (tương đương 100.000-140.000 nhân lực mới/năm)

Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội việc làm đang rộng mở với mức lương khởi điểm dành cho các kỹ sư mới tốt nghiệp dao động từ 7- 12 triệu đồng và còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.


Nhiều kiến thức liên quan đến CMCN4.0 được đưa vào giảng dạy

Thầy Bùi Anh Tuấn, phó trưởng khoa Cơ điện tư vấn ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Dưới ảnh hưởng của CMCN4.0, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được đánh giá là ngành có sức hút lớn đối với thí sinh. Trước yêu cầu thực tế, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã cập nhật nhiều kiến thức về các công nghệ của CMCN 4.0 để đưa vào giảng dạy như: Internet vạn vật (IoT), công nghệ nhận dạng tần số (RFID), công nghệ cảm biến hình ảnh và cảm biến vị trí (SENSOR)... Sinh viên thực hành trên các thiết bị may thông minh, thiết bị may lập trình, thiết bị cắt và ép mex tự động, dây chuyền tự động hóa sản xuất veston...Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận với công nghệ bảo trì năng suất tổng thể TPM theo hướng ứng dụng bảo trì dự báo của CMCN 4.0.


 Giờ học thực hành Robot Hàn 
 

Sinh viên học thực hành sửa chữa thiết bị dệt may điện tử


Những lưu ý cho kỳ xét tuyển đại học để gia tăng cơ hội theo đuổi đam mê    
Ngoài phương thức xét tuyển của các năm trước như xét tuyển thẳng theo phương án riêng; xét điểm thi THPTQG; sử dụng điểm học bạ lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển, năm 2020 trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có bổ sung thêm hình thức sử dụng điểm năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12. Trong bối cảnh thời điểm năm học 2019 - 2020 phải lùi lại như hiện nay thì giải pháp xét tuyển học bạ với việc sử dụng điểm năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12 được đánh giá là an toàn và có cơ hội trúng tuyển cao cho thí sinh.

Các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm cũng có thể xem lại toàn bộ nội dung tư vấn tại đây: http://hict.edu.vn/livestream-truc-tuyen-huong-nghiep-tuyen-sinh-2020-nhom-nganh-co-khi.htm

Hoặc gọi trực tiếp vào số : 02436922552 – 0917966488 
                                                                                                   
                                                                                                                Phòng TS&TT

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.289 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
15.497 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
196 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
184 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
286 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
22.042 lượt xem

Liên kết website