Phòng thí nghiệm cơ điện tử, “cú hích” chất lượng ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

Ngày đăng: 11:16 - 30/05/2023 Lượt xem: 1.082
Cơ điện tử đang là lĩnh vực nổi lên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cách mạng công nghiệp 4.0 là “cú hích” mạnh mẽ để đưa ngành này trở thành ngành học hot” thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ.

Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chuyên ngành Cơ điện tử đang thu hút đông đảo các bạn thí sinh quan tâm.

 Để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy những công nghệ mới nhất của CMCN 4.0 trong đào tạo kỹ sư chuyên ngành cơ điện tử, năm học 2022 – 2023 ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử được nhà trường đầu tư 05 phòng thí nghiệm, thực hành điện, điện tử, tự động hóa hiện đại với kinh phí trên 1,5 tỉ đồng. Cụ thể:


1. Phòng thực hành PLC

Với thiết bị thực hành PLC: S7 – 300, CPU 314C-2PN/DP, Phòng thực  hành này giúp sinh viên nghiên cứu, thực hành các kỹ năng:

- Lập trình điều khiển băng tải, thang máy, đèn giao thông, phân loại hàng hóa.

- Lập trình điều khiển khởi động động cơ không đồng bộ (KĐB) ba pha
- Lập trình điều khiển động cơ KĐB  ba pha roto lồng sóc đảo chiều trực tiếp một vị trí
- Lập trình điều khiển đổi nối Y/Δ (động cơ KĐB  ba pha roto lồng sóc)
- Lập trình điều khiển đổi nối Y/Δ động cơ KĐB  ba pha roto lồng sóc có đảo chiều gián tiếp
- Lập trình điều khiển khởi động cơ KĐB  ba pha roto lồng sóc qua cuôn kháng

2. Phòng thực hành đo lường điện và cảm biến 


 Trong phòng thực hành này, SV được thực hành các kỹ năng sau:
- Lắp đặt mạch đo điện áp, đo dòng điện, đo công suất mạch điện một chiều và xoay chiều; đo điện năng, hệ số công suất, tần số lưới điện một pha và 3 pha bằng các mô đun riêng biệt và mô đun đa năng.
- Làm thí nghiệm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến như: cảm biến từ, cảm biến quang loại phản xạ - khuếch tán, cảm biến quang loại phản xạ - gương, cảm biến quang loại thu – phát,  cảm biến điện dung, cảm biến cáp quang, cảm biến hồng ngoại, cảm biến tốc độ.
- Sử dụng các cảm biến tiệm cận từ xác định góc trên mâm/ đĩa quay; sử dụng cảm biến quang phản xạ khuếch tán và cảm biến quang thu phát để xác định vật cản; sử dụng cảm biến quang phản xạ gương phát hiện khe hở; sử dụng cảm biến điện dung để phân biệt vật liệu kim loại, phi kim; sử dụng cảm biến cáp quang/ sợi quang để phân biệt vật có kích thước nhỏ tới 1mm; sử dụng cảm biến hồng ngoại để phát hiện người trong khoảng cách khoảng 2m.
- Thực hành đo nhiệt độ và cảnh báo nhiệt, thực hành đo độ ẩm và cảnh báo độ ẩm; Thực hành đo giá trị áp suất trong thân xilanh theo các tải khác nhau; thực hành sử dụng cảm biến tốc độ để đo tốc độ động cơ; thực hành đo độ khói và cảnh báo.

3. Phòng thí nghiệm truyền động điện



Trong phòng thí nghiệm này, SV được làm các bài thí nghiệm sau:
-  Thí nghiệm biến tần ba pha để tìm hiểu nguyên lý cơ bản của bộ biến tần, đấu nối điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha và cài đặt hiển thị và các chức năng biến tần (hiển thị, điều chỉnh, cấu hình).
- Thí nghiệm khảo sát các đặc tính của động cơ (máy điện quay) như:
+ Kiểm tra đặc tính Momen-tốc độ động cơ một pha khởi động bằng cuộn khởi động
+ Kiểm tra đặc tính Momen- tốc độ động cơ một pha khởi động bằng tụ.
+ Kết nối và điều khiển chiều quay
+ Kiểm tra khởi động Y-Δ
+ Kiểm tra không tải
+ Kiểm tra kẹt Rotor, quá tải
+ Kiểm tra đặc tính Momen, tốc độ, dòng điện

4. Phòng thực hành điện tử công suất 


Trong phòng thực hành này, sinh viên được thực hành các kỹ năng như :
- Thực hành các phép đo cơ bản và tìm hiểu đặc tính của linh kiện điện tử công suất ; vận hành máy hiện sóng và bộ khuếch đại vi sai ; thực hành các phép đo và tìm hiểu đặc tính của SCR, TRIAC, IGBT, MOSFET.
-Thực hành Chỉnh lưu 1 pha/ 3 pha (AC-DC)
   + Hoạt động của bộ tạo biến tham chiếu và bộ điều khiển góc mở 3 pha
   + Hoạt động của bộ biến đổi dòng/áp
   + Bộ chỉnh lưu không điều khiển
   + Bộ chỉnh lưu có điều khiển
   + Bộ chỉnh lưu bán điều khiển
- Điều khiển pha (AC-AC)
   + Bộ điều chỉnh AC bán điều khiển 1 pha
   + Bộ điều chỉnh AC có điều khiển 1 pha
   + Bộ điều chỉnh AC bán điều khiển 3 pha cả chu kỳ
   + Bộ điều chỉnh AC có điều khiển 3 pha cả chu kỳ
-  Bộ biến tần 1 pha/ 3 pha (AC-DC-AC)
   + Đặc điểm cơ bản về nghịch lưu và nguyên lý biến đổi tần số
   + Mạch điều khiển PWM 1 pha
   + Mạch điều khiển PWM 3 pha
- Biến đổi điện áp 1 chiều
   + Biến đổi điện áp 1 chiều kiểu tăng áp (Boost)
   + Biến đổi điện áp 1 chiều kiểu giảm áp (Buck)
   + Biến đổi điện áp 1 chiều kiểu đẩy kéo (Buck - Boost)

5. Phòng thí nghiệm Vi điều khiển - vi xử lý
Trong phòng thực hành này, sinh viên được thực hành các kỹ năng như :
- Điều khiển đèn LED sáng theo mong muốn với hiệu ứng từ trái sang phải, phải sang trái, tắt sáng đồng loạt, nhấp nháy theo thời gian, …
- Điều khiển LED 7 thanh hiển thị số hoặc điều khiển LED ma trận hiện chữ theo mong muốn.
- Điều khiển phím bấm ma trận (Matrix Key) và hiển thị dòng chữ lên LCD
- Điều khiển, đo tốc độ động cơ DC và hiển thị lên LCD
- Chuyển đổi tín hiệu analog sang digital qua đầu vào là tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ
- Chuyển đổi tín hiệu digital sang analog qua biến đầu vào là tín hiệu điện áp
- Mô phỏng đèn giao thông ở ngã tư gồm 4 cột đèn LED sáng logic theo thời gian
- Điều khiển giao tiếp IC 74HC595 và LCD giao tiếp IC DS1307
- Điều khiển giao tiếp IC 74HC595 đọc được thời gian từ khối thời gian thực và hiển thị LCD
- Đo được nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ LM35 và hiển thị lên LCD
- Đo được độ ẩm từ cảm biến độ ẩm và hiển thị lên LCD
- Giao tiếp với IC Eeprom 24C04  và đọc được giá trị lưu trong eeprom như a1 giá trị 10, b1 giá trị 20 được lưu eeprom1 có địa chỉ 0x50, a2 giá trị 50, b2 giá trị 60 được lưu eeprom2 có địa chỉ 0x52
- Điều khiển Relay định thời gian đóng cắt tiếp điểm
- Điều khiển động cơ bước 28BYJ quay chiều thuận và ngược theo giá trị đặt
- Điều khiển động cơ DC Servo MG996 sử dụng biến trở điều khiển góc quay Servo (00 – 1800)
- Điều khiển góc quay bằng Rotary Encoder
- Đo và thay đổi được tốc độ, chiều quay động cơ servo DC JGB37-545 theo giá trị đặt và hiển thị các thông số lên LCD

Trong xu thế ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ, chuyên ngành Cơ điện tử tại trường Đại học CNDM Hà Nội với các trang thiết bị, máy móc, phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại như trên sẽ giúp SV nắm vững kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điều khiển; kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống thủy lực - khí nén, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo; giúp sinh viên sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động, hệ thống robot; giúp sinh viên khai thác và xây dựng được các phần mềm điều khiển thiết bị tự động, robot bằng máy tính và các phương tiện điều khiển số khác; giúp sinh viên thiết kế cải tiến, chế tạo mới và lắp ráp các thiết bị trong hệ thống sản xuất tự động ; giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tổ chức, kiểm soát để phát triển thành cán bộ quản lý.



Trong quá trình học tập, SV ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được tham gia vào các cuộc thi lập trình Robot, các câu lạc bộ chuyên môn và các đề tài nghiên cứu khoa học.

Với năng lực toàn diện như trên, sau khi ra trường, kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tử luôn được chào đón với nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao ngay trong ngày hội việc làm được tổ chức thường niên tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Vũ Văn Thảo- Khoa Cơ điện


 

Các bài viết khác

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
13/12/2024
194 lượt xem
Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.843 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
242 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.223 lượt xem

Liên kết website