Theo đặt hàng năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số”. Để triển khai đào tạo cho 500 sinh viên ngành may các trường đại học, cao đẳng Nhà trường đã chỉ đạo nhóm nghiên cứu xây dựng Chương trình đào tạo và Giáo trình đào tạo, trong đó TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường làm chủ biên giáo trình “Ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số”.
Toàn cảnh cuộc họp thẩm định giáo trình
Giáo trình “Ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số” được nhóm nghiên cứu biên soạn đúng mục tiêu, nội dung và chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt; tập trung vào các kiến thức, kỹ năng triển khai sản xuất tinh gọn tại doanh nghiệp may ứng dụng công nghệ số đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về mô hình Lean tại doanh nghiệp may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số;
Chương 2: Ứng dụng các công cụ của trụ cột JIT tại doanh nghiệp may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số;
Chương 3: Ứng dụng các công cụ của trụ cột Jidoka tại doanh nghiệp may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số;
Chương 4: Ứng dụng các công cụ nền tảng của Lean tại doanh nghiệp may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số.
ThS. Dương Thị Hoàn_Phó trưởng khoa Công nghệ may,trình bày nội dung cuốn giáo trình “Ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số
Tại cuộc họp thẩm định TS. Hoàng Xuân Hiệp, Chủ biên giáo trình nhấn mạnh: Giáo trình “Ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số” sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt trong thời đại số hóa hiện nay. Giáo trình không chỉ đưa ra các kiến thức chuyên môn về mô hình ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi số mà còn cung cấp nhiều kiến thực thực tế triển khai mô hình tại doanh nghiệp có sự hỗ trợ của thiết bị số. Cuối mỗi chương giáo trình đều có các bài tập, câu hỏi củng cố và hướng dẫn giúp sinh viên chủ động và ghi nhớ kiến thức, kỹ năng tốt hơn. Sinh viên được làm quen với các tình huống thực tế của ứng dụng công cụ Lean tại doanh nghiệp may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số.
TS. Hoàng Xuân Hiệp, Chủ biên giáo trình
Các thành viên Hội đồng đánh giá cao giá trị tri thức và thực tế mà nhóm biên soạn đã đưa vào giáo trình và tin tưởng rằng sau chỉnh sửa giáo trình sẽ được đăng ký xuất bản để sử dụng cho dạy-học tại các tổ chức, cơ sở giáo dục; sử dụng bồi dưỡng nhân lực cho các doanh nghiệp may; sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học,…
TS. Lưu Hoàng, Trưởng khoa Công nghệ may, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,
Chủ tịch Hội đồng
TS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Trưởng bộ môn, Viện Dệt May Da Giày và Thời trang,
Đại học Bách khoa Hà Nội, Phản biện 1
TS. Lưu Thị Tho, Phó trưởng khoa Công nghệ may và Thời trang, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phản biện 2
Thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình
Nguyễn Thị Thu Hằng_Phòng Đào tạo