Nhằm nâng cao nhận thức và cập nhật cho đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trường về tình hình việc làm, cơ hội, thách thức, các xu hướng mới và nhu cầu kỹ năng trong ngành dệt may. Sáng ngày 4/12/2024 Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “ Nhu cầu việc làm – kỹ năng trong ngành Dệt May”.
Tham dự chương trình: Về phía Đại sứ quán Hà Lan, có Bà Fleur Gribnau – Bí thư thứ nhất – Ban Kinh tế, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan;
Về phía Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Có Bà Akiko Sakamoto – Chuyên gia cao cấp về Kỹ năng và Việc làm, Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương; Ông Felix Weidenkaff – Chuyên gia chính sách việc làm và thị trường lao động, Văn phòng ILO tại Việt Nam; Bà Nguyễn Ngọc Duyên – Điều phối dự án quốc gia, Văn phòng ILO tại Việt Nam
Về phía Hiệp Hội Dệt May, Có: Ông Trương Văn Cẩm – Tổng thư ký và Phó chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam;Bà Tạ Vân Huyền – Chánh Văn Phòng Hiệp Hội Dệt May Việt Nam .
Về phía trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Có: TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng; TS. Nguyễn Văn Đức – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng; TS. Nguyễn Thu Phượng – Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Cùng lãnh đạo các khoa Công nghệ may, Kinh tế, Thời trang, Sợi dệt, Cơ điện, TTTHM, các Thầy cô giáo, CVHT và hơn 300 bạn sinh viên đại diện sinh viên toàn trường tham dự.
TS. Nguyễn Thu Phượng – Phó hiệu trưởng phát biểu khai mạc
Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Thu Phượng – Phó hiệu trưởng thay mặt Ban giám hiệu nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các vị đại biểu, các chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Đại sứ quán Hà Lan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và đặc biệt là các thầy cô giảng viên và các em sinh viên đã đến tham dự buổi tọa đàm. Trong bài phát biểu của mình, TS. Nguyễn Thu Phượng nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của ngành Dệt May trong nền kinh tế của đất nước: “Đây không chỉ là một ngành công nghiệp truyền thống mà còn là một ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao với những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội luôn không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập và thành công trong môi trường làm việc chuyên nghiệp”.
Bà Fleur Gribnau - Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan phát biểu
Bà Fleur Gribnau – Bí thư thứ nhất Ban Kinh tế, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan đã gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội vì sự nhiệt tình hỗ trợ tổ chức dự án. Cảm ơn các Thầy cô và các em sinh viên đã dành thời gian tham gia, lắng nghe chia sẻ về những cơ hội và thách thức mà ngành Dệt May đang đối mặt. Bà chia sẻ: "Tôi rất ấn tượng với sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, để duy trì vị thế cạnh tranh, ngành dệt may Việt Nam cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, không chỉ về chuyên môn kỹ thuật mà còn về kỹ năng mềm như sáng tạo, làm việc nhóm và khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường."
Ông Felix Weidenkaff – Chuyên gia chính sách việc làm và thị trường lao động, Văn phòng ILO tại Việt Nam chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của buổi tọa đàm.
Để hiểu rõ hơn bức tranh toàn cảnh về tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của ngành dệt may, từ đó giúp mọi người nhận diện rõ hơn những cơ hội và thách thức mà ngành đang đối mặt, nhu cầu việc làm và kỹ năng trong ngành dệt may Việt Nam. Ông Trương Văn Cẩm – Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam đã chia sẻ bức tranh toàn cảnh ngành dệt may, các xu hướng mới, cơ hội và thách thức.
Ông Trương Văn Cẩm – Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam chia sẻ thông tin
Cùng với đó, bà Nguyễn Ngọc Duyên, Điều phối viên Dự án Quốc gia, Văn phòng ILO tại Việt Nam chia sẻ nhu cầu việc làm và kỹ năng trong ngành dệt may Việt Nam.
Bà Nguyễn Ngọc Duyên, Điều phối viên Dự án Quốc gia chia sẻ
Buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi và tương tác cao. Các diễn giả, với kinh nghiệm dày dặn của mình, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của ngành dệt may. Bà Akiko Sakamoto, Chuyên gia cao cấp về Kỹ năng và Việc làm của ILO, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị cho người lao động những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam lại tập trung vào những thách thức mà ngành đang đối mặt, như cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động thấp hơn và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Việt Khánh, Phó GĐ Kỹ Thuật Tập đoàn PPJ Group - Kiêm Giám đốc Trung Tâm Phát Triển Hà Nội đại diện phía doanh nghiệp cũng đưa ra những lời khuyên, những công thức làm thế nào để được doanh nghiệp tuyển dụng và giữ chân…
Bà Akiko Sakamoto, Chuyên gia cao cấp về Kỹ năng và Việc làm chia sẻ
Ông Nguyễn Việt Khánh – đại diện doanh nghiệp chia sẻ
Những chia sẻ của các diễn giả đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những yêu cầu của thị trường lao động và từ đó định hướng con đường sự nghiệp của mình một cách rõ ràng và đúng đắn nhất.
Sinh viên HTU tập trung theo dõi thông tin tại buổi tọa đàm
Các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng CBGV nhà trường.
Sau một 3h làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Buổi tọa đàm “Nhu cầu việc làm - Kỹ năng trong ngành Dệt may” đã thành công tốt đẹp hi vọng rằng thông qua buổi chia sẻ, các giảng viên, sinh viên tại trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội sẽ hiểu thêm về những cơ hội và thách thức mà ngành Dệt May đã và đang đối mặt, đồng thời trau dồi thêm nhiều kiến thức và nâng cao khả năng áp dụng các vấn đề liên quan đến Nhu cầu Việc làm - Kỹ năng trong ngành Dệt may.
Phòng TS&TT