Báo chí đưa tin về Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giầy lần thứ 3 tại ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 04:14 - 21/10/2022 Lượt xem: 762

Sáng 20/10/2022, tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) đã diễn ra Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giầy lần thứ 3. Sự kiện nhận được sự quan tâm đông đảo của báo chí.

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\DSC_1597.JPG

1. Báo Nhân dân – đưa tin: Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy Dệt May , da giày phát triển

Báo cáo tại hội nghị, TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội cho biết, tỷ lệ nội địa hóa ngành cơ khí hiện đạt từ 15-20%, điện tử từ 7-10%, dệt may hơn 48%. Có thể thấy, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may so với các ngành đã ở mức cao nhưng cũng đặt ra bài toán cho nghiên cứu khoa học để tiếp tục nâng cao tỷ lệ nội địa hóa này. Năng suất lao động năm 2010 với 1 lao động đạt 10.700 USD xuất khẩu, năm 2019 đã tăng lên 20.300 USD. Năng suất đã tăng 1,9 lần, trong khi lao động giảm từ 93.000 người/tỷ USD xuống còn hơn 49.000 người/tỷ USD. Điều này có sự đóng góp lớn của khoa học công nghệ.

Cũng theo TS Hoàng Xuân Hiệp, để cạnh tranh, ngành dệt may có hai công cụ chính là năng suất - chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa cần nâng cao hơn. Thời gian tới, doanh nghiệp Việt sẽ cần thêm một công cụ nữa là xanh hóa dệt may. Các nước châu Âu đã có quy định rất rõ ràng về tỷ lệ tái chế sản phẩm,… Liệu các sản phẩm dệt may, xơ sợi của Việt Nam đã "xanh". Do vậy, đây sẽ là vấn đề cần nghiên cứu sâu để cái này để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.

2. Báo Thương gia và thị trường – đưa tin: Ứng dụng của khoa học công nghệ trong dệt, may, da–giầy

Trên cơ sở thành công của Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giầy lần thứ 1 và lần thứ 2 (NSCTEX 2018 và NSCTEX 2020) được tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giầy lần thứ 3 (NSCTEX 2022) được tổ chức tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thu hút gần 100 nhà khoa học tham gia với 54 báo cáo khoa học được phản biện thông qua 2 vòng độc lập.
Hội nghị đánh dấu sự tiếp nối trọng trách xây dựng diễn đàn cho nhà khoa học thông báo các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Dệt, May, Da – Giầy.
Hội nghị đã tạo ra cơ hội để các nhà khoa học, đồng nghiệp và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi những vấn đề thời sự liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp dệt may, da giầy.

 
3. Ban thông tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam – đưa tin: Ứng dụng khoa học trong dệt may: Tạo cơ chế để cung gặp cầu

Tại hội nghị, các doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu, sự quan tâm đến việc nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề mà các đơn vị sản xuất đang phải hàng ngày đối mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đón đầu những xu thế chung của các thị trường mà dệt may Việt Nam đang hướng đến.

Có thể kể đến như các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường năng lực cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm dệt may, da giày, đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại đã được ký kết. Sản xuất bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tái chế, tái sử dụng, kéo dài vòng đời sản phẩm dệt may, hạn chế thời trang nhanh, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may… Đây là xu thế tất yếu của ngành dệt may hiện nay, yêu cầu mà nhà sản xuất hàng dệt may phải đáp ứng trong thời gian tới. 

4. Báo kinh tế đô thị - đưa tin: Ứng dụng khoa học vào sản xuất thúc đẩy cạnh tranh ngành dệt may

Tại hội nghị, các doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu, sự quan tâm đến việc nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề mà đơn vị sản xuất đang phải hàng ngày đối mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đón đầu những xu thế chung của những thị trường mà dệt may Việt Nam đang hướng đến. 
Do đó, các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường năng lực cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm dệt may, da giầy, đáp ứng yêu cầu xuất xứ là quan trọng. Sản xuất bền vững, đặc biệt quan tâm đến việc tái chế, tái sử dụng, kéo dài vòng đời sản phẩm dệt may, hạn chế thời trang nhanh, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may… 

5. Báo Hà Nội Mới – đưa tin: Ứng dụng khoa học - công nghệ đã giúp ngành dệt, may, da - giầy vượt khó thành công

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng ngành dệt may, da - giầy đã vượt lên khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 40,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,8% và kim ngạch xuất khẩu da - giầy đạt 20,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020. Để đạt được kết quả đó phải kể đến các thành tựu khoa học - công nghệ, kỹ thuật và đào tạo được ứng dụng cho ngành dệt may và da - giầy hết sức cập nhật và hiệu quả.

6. Tạp chí Dệt May – đưa tin: Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giầy lần thứ 3

Ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex nhận định, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước xác định “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội” là trọng tâm trong phát triển kinh tế, ngành Dệt May cũng không nằm ngoài xu thế đó. “Tôi nhiệt liệt chúc mừng hơn 100 nhà khoa học là tác giả của 54 báo cáo khoa học với nhiều chủ đề khác nhau được trình bày trong các phiên làm việc tại Hội nghị. Đây là những kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể được triển khai áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu tập trung vào các nội dung như công nghệ và thiết bị đối với toàn chuỗi sản xuất Sợi – Dệt – Nhuộm – May, đặc biệt chú trọng sản xuất bền vững – là những vấn đề mà ngành Dệt May Việt Nam đang tiếp cận, cũng là xu hướng tất yếu của ngành trên toàn thế giới. Điều này cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng gắn với thực tế sản xuất, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chiến lược phát triển của toàn ngành. Từ góc nhìn của doanh nghiệp, chúng tôi thực sự quan tâm đến những chủ đề nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề mà các đơn vị sản xuất đang phải hàng ngày đối mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng hay đón đầu những xu thế chung của các thị trường mà Dệt May Việt Nam đang hướng đến”-  Tổng Giám đốc Vinatex nhấn mạnh.

7. VOV – đưa tin: Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giầy

Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, đối với chính sách vĩ mô, Chính phủ cần sớm có nghiên cứu, thành lập tổ chức trung gian về thị trường khoa học công nghệ cho ngành dệt may; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, cổng thông tin về thị trường khoa học công nghệ ngành dệt may. Cùng với đó, không thể thiếu việc liên tục đánh giá nhu cầu và khả năng cung ứng công nghệ cho ngành dệt may giai đoạn từ nay đến năm 2030.


8. Báo Giáo dục và Thời đại – đưa tin: Nâng cao chất lượng đào tạo ngành dệt may

Theo TS Hoàng Xuân Hiệp, để cạnh tranh, ngành dệt may có hai công cụ chính là năng suất - chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa cần nâng cao hơn. Thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam cần thêm công cụ nữa là xanh hóa dệt may. Các nước châu Âu đã có quy định rất rõ ràng về tỷ lệ tái chế sản phẩm… Liệu các sản phẩm dệt may, xơ sợi của Việt Nam đã "xanh". Do vậy, đây sẽ là vấn đề cần nghiên cứu sâu để để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.

9. Báo Thương gia và thị trường – đưa tin: Toàn cảnh ngành dệt may, da, giầy Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học

Hiện năng lực cạnh tranh của các DN dệt may, da, giầy Việt Nam ở mức trung bình mới chỉ đạt 2,73/5 điểm, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt 48% so với các ngành khác, được cho là có cao hơn, nhưng nếu không tập trung vào khoa học công nghệ thì sẽ không thể nâng cao được tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực và Thế giới.
Đây chính là nhận định chung của gần 100 đại biểu, đại diện cho các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực dệt may, da, giày tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt may và Da giầy lần thứ 3 do Câu lạc bộ Khoa học Dệt may và Da giầy Việt Nam tổ chức sáng 20/10, tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Qua đây có thể thấy được bức tranh chân thực của ngành dệt may, da, giầy Việt Nam đang định vị tại điểm nào trên bản đồ dệt may Thế giới. Từ đó các DN xác định được chiến lược phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

10. Tạp chí Khoa học Công nghệ Công thương – đưa tin: Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da – Giày lần thứ 3

Phát biểu tại hội nghị, TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, cho biết: “Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất dệt may, da giày hàng đầu thế giới, nhiều năm đóng góp lớn vào an sinh xã hội, chuyển đổi lao động nông thôn sang lao động công nghiệp. Hiện nay, ngành có khoảng 8.000 doanh nghiệp với trên 4 triệu lao động. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước ở khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản.”
hội nghị.
Đáng chú ý, hơn 90% mặt hàng dệt may của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế suất 0% khi vào thị trường Hoa Kỳ bởi tác động của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định FTA. Do đó, ngành dệt, may, da giày Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đảm bảo nguyên tắc xuất xứ nguyên liệu tại Việt Nam đồng thời đảm bảo các rào cản phi thuế khác như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, sử dụng lao động… "Những yêu cầu này đã mở ra cơ hội kết nối, giúp tổ chức Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Dệt, May, Da - giày lần thứ 3, tạo điều kiện hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp thành một khối thống nhất trên toàn quốc, hướng đến đáp ứng các mục tiêu quan trọng của ngành trong thời gian tới" - TS Hoàng Xuân Hiệp nhấn mạnh.

11. VnEconomy – đưa tin: Chưa thấy “bóng dáng” thị trường khoa học công nghệ cho dệt may

*Cần gỡ rối những rào cản

Những hạn chế trên theo ông Hiệp là do các yếu tố về chính sách cản trở sự phát triển công nghệ phục vụ cho ngành dệt may tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp dệt may khó tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế do Việt Nam chưa hình thành và phát triển tổ chức trung gian riêng của thị trường khoa học công nghệ cho ngành dệt may. Dẫn tới bất cập lớn là doanh nghiệp muốn tiếp cận công nghệ mới cũng không biết đến đâu tìm, hay có sản phẩm cũng không biết quảng bá, bán ở đâu.
Ngoài ra, chúng ta chưa tổ chức được hệ thống cơ sở dữ liệu về phía cung và cầu khoa học công nghệ cho ngành. Việc xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ của ngành cũng chưa được triển khai đáng kể tại Việt Nam do chưa có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm về kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Cũng chưa có nhiều dự án, chương trình hợp tác, chia sẻ chuyên gia, kết nối chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp với đối tác công nghệ trong và ngoài nước.

12. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam – đưa tin: 54 báo cáo khoa học ngành dệt may đã được bảo vệ tại Hội nghị khoa học 

Trong khuôn khổ của Hội nghị, các nhà khoa học, chuyên gia đã cùng thảo luận về các vấn đề khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt, may, da – giầy thông qua 01 phiên chung và 03 phiên hội thảo chuyên đề: (1) Công nghệ và vật liệu sợi, dệt, nhuộm, da – giầy, (2) Công nghệ và thiết bị may, thời trang, (3) Kinh doanh và phát triển bền vững dệt may, da – giầy.

13. Báo Công thương – đưa tin: Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da - Giầy lần thứ 3

Hoạt động với định hướng ứng dụng toàn diện lĩnh vực dệt may, Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội luôn nỗ lực hết mình đóng góp vào sứ mệnh nghiên cứu, phát triển của ngành dệt may; tăng năng suất, hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Nhà trường hy vọng sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, tổ chức đoàn thể; tăng cường hợp tác với các tổ chức, viện nghiên cứu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may để đồng hành cùng sự phát triển của nhà trường.


Link một số cơ quan thông tấn báo chi đưa tin về sự kiện:
1.https://congthuong.vn/hoi-nghi-khoa-hoc-toan-quoc-ve-det-may-da-giay-lan-thu-3-223923.html
2.https://thuonggiathitruong.vn/ung-dung-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-det-may-da-giay/
3.https://bnews.vn/ung-dung-khoa-hoc-trong-det-may-tao-co-che-de-cung-gap-cau/262664.html
4.https://kinhtedothi.vn/ung-dung-khoa-hoc-vao-san-xuat-thuc-day-canh-tranh-nganh-det-may.html
5.http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doanh-nghiep/1045210/ung-dung-khoa-hoc---cong-nghe-da-giup-nganh-det-may-da---giay-vuot-kho-thanh-cong
6.https://vinatex.com.vn/hoi-nghi-khoa-hoc-toan-quoc-ve-det-may-da-giay-lan-thu-3/
7.https://vov.vn/kinh-te/it-ham-luong-cong-nghe-lam-giam-tinh-canh-tranh-cua-det-may-da-giay-post978523.vov
8. https://giaoducthoidai.vn/nang-cao-chat-luong-dao-tao-nganh-det-may-post612376.html
https://thuonggiathitruong.vn/toan-canh-nganh-det-may-da-giay-viet-nam-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-khoa-hoc/
9.https://vneconomy.vn/chua-thay-bong-dang-thi-truong-khoa-hoc-cong-nghe-cho-det-may.htm
10.https://giaoduc.net.vn/54-bao-cao-khoa-hoc-nganh-det-may-da-duoc-bao-ve-tai-hoi-nghi-khoa-hoc-post230569.gd
11.https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t17237/hoi-nghi-khoa-hoc-toan-quoc-ve-det-may-da--giay-lan-thu-3.html
12.https://nhandan.vn/ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-thuc-day-det-may-da-giay-phat-trien-post720867.html
13.https://bnews.vn/ung-dung-khoa-hoc-trong-det-may-tao-co-che-de-cung-gap-cau/262664.html
14.https://thuonggiathitruong.vn/toan-canh-nganh-det-may-da-giay-viet-nam-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-khoa-hoc/

 
 
 

Các bài viết khác

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
13/12/2024
194 lượt xem
Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.843 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
242 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.223 lượt xem

Liên kết website