Nhằm tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa Lãnh đạo trường với sinh viên một cách cởi mở, dân chủ; giúp lãnh đạo và đơn vị chức năng trong Nhà trường kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của sinh viên. Ngày 15/01/2020 trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo trường năm học 2019-2020. Đây là hoạt động thường niên được Trường tổ chức hàng năm.
Điều hành buổi đối thoại có TS. Hoàng Xuân Hiệp, Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; đ/c Nguyễn Thị Thu Hường, phó Bí thư, phó Hiệu trưởng; đ/c Nguyễn Thị Thu Phượng, phó Hiệu trưởng và đ/c Nguyễn Quang Vinh, phó Hiệu trưởng.
Đoàn Chủ tịch điều hành buổi "Đối thoại giữa SV với Lãnh đạo nhà trường năm học 2019 - 2020"
Tham dự Hội nghị đối thoại còn có lãnh đạo các Phòng/ Khoa/Trung tâm, các thầy, cô Cố vấn học tập và hơn 500 sinh viên đại diện cho gần 5000 sinh viên đang học tập tại trường.
Đ/c Trần Quyết Thắng, phó TP Công tác HSSV và Thanh tra giáo dục báo cáo tại Hội nghị
Mở đầu Hội nghị đối thoại, đ/c Trần Quyết Thắng - Phó trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên và Thanh tra giáo dục báo cáo kết quả thực hiện kết luận đối thoại cấp trường năm học 2018-2019; kết quả khảo sát trực tuyến sinh viên với 52 tiêu chí khảo sát và giải đáp 114 ý kiến của sinh viên được tổng hợp từ đối thoại cấp khoa/trung tâm.
Đ/c Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng công bố kết quả
khảo sát tình hình có việc làm năm 2019
Nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thực tế việc làm của các cựu sinh viên, đ/c Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng công bố kết quả khảo sát tình hình có việc làm năm 2019 của sinh viên tốt nghiệp các năm 2017, 2018 và 2019 với 4 chỉ số quan trọng gồm tỷ lệ có việc làm, khu vực làm việc, mức thu nhập và vị trí việc làm. Theo đó, tuyệt đại đa số sinh viên HTU có việc làm trong vòng 3 tháng kể từ ngày tốt nghiệp. Trên 80% sinh viên làm việc ở doanh nghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài. Điểm đáng chú ý có tới 5% sinh viên tự khởi nghiệp với mức thu nhập từ 25-40 triệu đồng/tháng. 72% sinh viên mới ra trường đã làm ở các vị trí quản lý, cán bộ kỹ thuật quản lý. Mức thu nhập bình quân trong thời gian thử việc (3 tháng sau tốt nghiệp) trên 6.5 triệu đồng/tháng.
TS. Hoàng Xuân Hiệp với chủ đề “ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đối với sinh viên HTU ”.
Đặc biệt, tại Hội nghị TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã trình bày nội dung “ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đối với sinh viên HTU ”. Đây là vấn đề được đông đảo các sinh viên quan tâm. Thầy Hiệp khẳng định không có chuyện 85% lao động trong ngành may của Việt Nam sẽ bị rủi ro về việc làm dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Số lượng công việc, nhu cầu về lực lượng lao động của ngành dệt may trong bối cảnh cuộc CMCN4.0 sẽ biến động tăng khoảng 130.000 người so với hiện tại. Dưới tác động của CMCN 4.0, xu thế lao động có trình độ Cao đẳng và Đại học được các doanh nghiệp đòi hỏi nhiều hơn, những công việc có kỹ năng thấp sẽ bị thu hẹp dần. Vì vậy cơ hội việc làm của các bạn sinh viên HTU ngày càng nhiều. “Một trong những yêu cầu cấp bách là các em phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa”. Thầy Hiệp nhấn mạnh:
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
Đ/c Ngô Thu Giang, Phó trưởng khoa Tin học-Ngoại ngữ trả lời ý kiến liên quan đến Thư viện
Một trong những nội dung sôi nổi nhất của Hội nghị đó là phần đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa/trung tâm với các em sinh viên. Năm nay câu hỏi xoay quanh các vấn đề về điều kiện học tập, thực tập, môi trường sinh sống trong ký túc xá, đăng ký tín chỉ. Các câu hỏi trên đều được giải đáp công khai, cụ thể và thỏa đáng. Đặc biệt năm nay ngoài việc lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các đơn vị giải đáp trực tiếp, một số anh/chị sinh viên tham gia Hội nghị khóa trên còn tham gia trả lời, giải đáp ý kiến của em sinh viên năm thứ nhất.
Với hơn 4 giờ trò chuyện, Hội nghị đối thoại đã mang lại rất nhiều ý nghĩa không chỉ với các bạn sinh viên, thông qua Hội nghị này các thầy, cô giáo cũng hiểu hơn những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn sinh viên đang gặp phải. Hội nghị đã tạo nên một cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn.
TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường kết luận tại Hội nghị
Kết luận buổi đối thoại, TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường hoan nghênh các sinh viên mạnh dạn nêu ý kiến và tham gia trao đổi sôi nổi, có ý thức tự giác và thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề liên quan đến quyền lợi học tập của mình. Ban lãnh đạo nhà trường ghi nhận toàn bộ những ý kiến đã trao đổi và yêu cầu các đơn vị chức năng nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập tại Nhà trường. TS Hiệp cũng yêu cầu trong thời gian tới, các em sinh viên cần nâng cao tinh thần tự giác trong hoạt động nghiên cứu, học tập, chủ động tìm tòi đổi mới phương pháp học tập, trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu của CMCN4.0.
Một số hình ảnh liên quan
Đ/c Nguyễn Thu Hường, phó Hiệu trưởng giải đáp ý kiến liên quan đến đào tạo Kỹ năng mềm
Đ/c Nguyễn Quang Vinh, phó Hiệu trưởng nhà trường giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề thực tập tại Trung tâm sản xuất dịch vụ
Đ/c Nguyễn Thu Phượng, phó Hiệu trưởng nhà trường giải đáp ý kiến liên quan đến đào tạo của ngành Công nghệ may
Đ/c Ngô Thị Thanh Mai, Trưởng khoa Công nghệ May đối thoại tại Hội nghị
Đ/c Lưu Văn Thiêm, trưởng khoa Khoa học cơ bản đối thoại tại Hội nghị
Đ/c Nguyễn Quang Thắng, Bí thư ĐTN đối thoại tại Hội nghị
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
SV đặt câu hỏi tại Hội nghị đối thoại
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông