Gen Z ngành Công nghệ dệt may - "Bắt trend" công nghệ

Ngày đăng: 03:22 - 04/04/2025 Lượt xem: 28
Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, robot và dữ liệu lớn, Gen Z – thế hệ sinh ra cùng với internet và công nghệ số đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực. Và trong ngành công nghiệp may mặc, sinh viên ngành Công nghệ dệt may của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) đang thể hiện rõ tinh thần “bắt trend”, hòa mình vào làn sóng công nghệ mạnh mẽ chưa từng có. Các em không chỉ là người tiếp cận công nghệ mà còn là người dẫn dắt xu hướng với tinh thần năng động, sáng tạo và bản lĩnh hội nhập.
 

Công nghệ – Ngôn ngữ chung của Gen Z ngành Công nghệ dệt may HTU


Ngành Công nghệ may ngày nay không còn là hình ảnh đơn giản của những chiếc máy may cơ truyền thống. Thay vào đó là những dây chuyền may tự động, phần mềm thiết kế, công nghệ quản lý sản xuấthệ thống quản lý sản xuất thông minh, Công nghệ RFID, IoT & AI trong kiểm soát chất lượng...



Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội sinh viên được tiếp cận các thiết bị hiện bậc nhất về công nghiệp may mặc. Các thiết bị như hệ thống quản lý nhà máy thông minh, thiết bị cắt tự động, thiết  kế và chế tạo dưỡng  bằng máy kỹ  thuật số CNC, thiết  bị may lập trình cùng các phần mềm thiết kế như Gerber, Lectra, Optitex…đều có mặt tại trường. Việc được học tập và thực hành trực tiếp trên các trang thiết bị này giúp sinh viên Gen Z ngành Công nghệ dệt may HTU không chỉ thành thạo việc thiết kế, cắt may, mà còn biết sử dụng phần mềm thiết kế để mô phỏng quy trình sản xuất. Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị khả năng vận hành và điều phối hệ thống máy móc trong quy trình sản xuất công nghiệp. Những kỹ năng này giúp các em không chỉ làm chủ dây chuyền sản xuất hiện đại mà còn nâng cao khả năng làm việc hiệu quả không chỉ trong các doanh nghiệp lớn trong nước mà còn có thể làm việc tại các công ty liên doanh nước ngoài.

SV ngành Công nghệ may thực hiện cân bằng chuyền và kiếm soát chất lượng tại phòng học đa phương tiện


SV ngành Công nghệ may vận hành máy may lập trình



“Lúc đầu mình nghĩ học may là ngồi máy khâu, nhưng giờ đây mình đã được tiếp cận với CAD, các phần mềm thiết kế và được thực hành trên máy may lập trình điện tử. Cảm giác được điều khiển máy móc công nghệ cao rất ‘đã’. 
Bạn Nguyễn Minh Anh, sinh viên năm thứ 3 ngành Công nghệ May chia sẻ
 

Giảng viên – Người truyền cảm hứng công nghệ


Đằng sau những giờ học hiện đại là đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm và luôn nắm bắt công nghệ mới để truyền tải vào bài giảng. Các thầy, cô là những chuyên gia hàng đầu, tiên phong trong lĩnh vực dệt may với hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Tiêu biểu là TS. Hoàng Xuân Hiệp với đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số”. TS. Nguyễn Thị Hường với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho khâu chuẩn bị sản xuất trong nhà máy may”....

 Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành thiết kế mẫu trên phần mềm Gerber

TS. Hoàng Xuân Hiệp và TS. Nguyễn Thị Hường (ngồi giữa), chủ nhiệm của 02 đề tài cấp Nhà nước 
 
ThS. Ngô Thị Thanh Mai, Trưởng khoa Công nghệ dệt may, cho biết: “Chúng tôi xây dựng bài giảng tích hợp giữa lý thuyết – thực hành – công nghệ. Sinh viên không chỉ học cách may mà phải hiểu quy trình sản xuất, nguyên lý vận hành thiết bị, đồng thời rèn kỹ năng quản trị sản xuất theo mô hình doanh nghiệp.
 

Việc làm rộng mở – Cơ hội hội nhập toàn cầu


Nhờ chương trình đào tạo sát thực tế và khả năng làm chủ công nghệ, sinh viên ngành Công nghệ dệt may HTU luôn được các doanh nghiệp săn đón, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 95%, với nhiều bạn được tuyển dụng trước khi ra trường. Các vị trí  sinh viên đảm nhiệm sau tốt nghiệp gồm:  Chế thử mẫu phát triển hay May mẫu đối,  Thiết kế mẫu rập, Giác sơ đồ trên máy  tính, Xây dựng định mức, bảng màu, Thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế chuyền, Kỹ sư cải tiến sản xuất IE,  Kỹ thuật viên quản lý chất lượng (QC, QA), Cán bộ quản lý đơn hàng, quản lý điều hành sản xuất.



SV HTU trong ngày hội việc làm năm 2024

Chị Đinh Thị  Ngọc Ánh, cựu sinh viên HTU Nhờ học ở HTU, mình không bỡ ngỡ khi vào nhà máy Nhật. Mình đã quen với máy móc, phần mềm thiết kế, cả tư duy sản xuất tinh gọn. HTU đã chuẩn bị cho mình mọi thứ cần thiết.”
 

HTU – Bệ phóng công nghệ cho thế hệ mới


Trong thời đại mà công nghệ là “ngôn ngữ toàn cầu”, việc chọn học ngành Công nghệ may tại HTU không chỉ là học một nghề, mà là học cách làm chủ công nghệ – dẫn đầu xu hướng – hội nhập toàn cầu. Với môi trường đào tạo hiện đại, giảng viên tận tâm, thiết bị công nghiệp tiên tiến và sinh viên năng động, HTU đang khẳng định vị thế là một trong những trung tâm đào tạo Công nghệ may hiện đại hàng đầu Việt Nam.

Bạn đã sẵn sàng “bắt trend” cùng ngành Công nghệ dệt may tại HTU chưa? HTU luôn dành 1 suất cho bạn với tổ hợp xét tuyển “siêu đa dạng”: A00, A01, B00, C01,  C03, C04, C14, D01, Toán- Địa lý-Công nghệ, Toán- Ngữ văn- Công nghệ với phương thức xét tuyển “siêu linh hoạt”, gồm:
✅ Xét điểm học bạ năm lớp 12 theo tổ hợp môn đăng ký
✅ Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
✅ Tuyển thẳng học sinh giỏi lớp hoặc thí sinh có chứng chỉ ilest từ 5.5 trở lên
📌 Đăng ký tư vấn:
https://bit.ly/4i8aNEh
 
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Các bài viết khác

Thông tin tuyển sinh năm 2025
08/03/2025
2.502 lượt xem
Gặp mặt Xuân Ất Tỵ 2025
03/02/2025
171 lượt xem
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
13/12/2024
381 lượt xem
Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
4.119 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
372 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.361 lượt xem

Liên kết website