Thanh Holy – Cô gái tự khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Ngày đăng: 04:00 - 08/08/2024 Lượt xem: 564
Ngành công nghệ may không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kỹ thuật may mà còn yêu cầu sự sáng tạo, nhạy bén với xu hướng thị trường và kỹ năng quản lý. Với những kiến thức được Nhà trường trang bị nhiều sinh viên ngành Công nghệ may trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã lựa chọn con đường tự khởi nghiệp để hiện thực hóa ước mơ và khẳng định bản thân, một trong số đó là Trần Thị Thanh (Thanh Holy), người đã tự khởi nghiệp bằng niềm đam mê của mình.

Trần Thị Thanh, cựu sinh viên ngành Công nghệ may

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nam Trực - Nam Định, Trần Thị Thanh từ nhỏ đã bộc lộ niềm đam mê mãnh liệt với thời trang. Dù gia đình định hướng theo đuổi ngành y nhưng Thanh vẫn kiên định với lựa chọn của mình và quyết tâm theo học ngành Công nghệ may tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU).

Tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ may niên khóa 2016-2020, bốn năm sau Thanh đã nhanh chóng khẳng định bản thân khi xây dựng được cơ sở sản xuất thời trang đảm nhận toàn bộ quy trình từ thiết kế đến sản xuất với mức thu nhập ổn định trên 30 triệu đồng/tháng.

Thành công không trải đầy hoa hồng

Con đường đưa Thanh đến thành công không trải đầy hoa hồng, Thanh Holy chia sẻ: “Chương trình học ngành Công nghệ may của HTU mang tính định hướng ứng dụng, điều này đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực và dành nhiều thời gian thì mới hoàn thành được các bài tập, dự án và thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Áp lực từ việc học đôi lúc khiến em thấy mệt mỏi và căng thẳng. Đó là áp lực trong quá khứ còn hiện tại em phải đối mặt với những khó khăn mới bởi mỗi mẫu thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo mới, tỉ mỉ và độ chính xác cao”.





Nói về những năm tháng học dưới mái trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Thanh cho biết “Đây là quãng thời gian đẹp nhất mà em luôn trân trọng. Em nhớ nhất là những buổi thực hành may tại khu B, những đêm thức trắng để hoàn thành đồ án và cả những khoảnh khắc vui vẻ bên bạn bè. Nhiều lúc em tự hỏi tại sao các bạn học cùng ngành ở trường khác tương đối nhàn hạ mà mình lại vất vả như vậy? Song cái gì cũng có cái giá của nó, tuy quá trình học đôi chút vất vả nhưng đổi lại em có kiến thức, có thực tế và sự trải nghiệm. Tất cả những cái đó đã đem lại cho em nhiều hành trang quý giá, có điểm xuất phát tốt hơn so với nhiều bạn cùng trang lứa. Với kiến thức, kỹ  năng được HTU trang bị em hoàn toàn tự tin để gia nhập thị trường lao động".

“Hãy tận dụng thời gian ngồi trên ghế nhà trường để học hỏi thật nhiều. Đừng ngại hỏi thầy cô, hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa và tìm kiếm cơ hội thực tập. Thành công không đến từ may mắn mà đến từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ.” - Thanh nhắn nhủ đến các bạn sinh viên.

Thanh trực tiếp nghiên cứu mẫu

Tiếp tục trả lời câu hỏi của tôi về cách Thanh cập nhật xu hướng và kỹ thuật mới trong bối cảnh hiện nay, Thanh chia sẻ: “Việc cập nhật xu hướng và kỹ thuật mới là yếu tố then chốt giúp sinh viên ngành công nghệ may nói chung và bản thân em nói riêng phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là đòi hỏi thiết yếu để thành công trong một ngành công nghiệp luôn thay đổi và đầy cạnh tranh. Em cập nhật kiến thức thông qua các khóa học và hội thảo chuyên ngành; đọc sách, tạp chí chuyên ngành; theo dõi các chuyên gia và thương hiệu lớn; tham gia cộng đồng và mạng xã hội. Cập nhật kiến thức mới giờ đây đã trở thành thói quen của em và thói quen này có được là nhờ vào việc phải thường xuyên làm các bài tập và dự án khi học tại HTU đấy ạ!. Hiện tại đã ra trường được 4 năm nhưng khi có khúc mắc trong nghề em vẫn liên hệ các thầy, cô cũ của mình tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, đặc biệt là thầy Nguyễn Xuân Khán, người thầy em vô cùng trân quý. Các thầy, cô vẫn luôn lắng nghe, đưa ra lời khuyên thiết thực và bổ ích”.
 
 Thanh luôn sáng tạo những mẫu thời trang mới

Bí quyết thành công

Đam mê và sự kiên trì

Đam mê là yếu tố then chốt giúp Thanh vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Em luôn kiên trì và không ngừng nỗ lực để theo đuổi ước mơ. Đối với em, mỗi thất bại đều là bài học quý giá giúp mình trưởng thành và hoàn thiện hơn.

Không ngừng học hỏi và sáng tạo

Thanh luôn không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Em tham gia nhiều khóa học về quản lý kinh doanh, marketing và Công nghệ may, thiết kế thời trang để nâng cao kỹ năng và kiến thức. Bên cạnh đó, em còn tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng mới để làm mới sản phẩm và thu hút khách hàng.

Tạo giá trị cho khách hàng

Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu là một trong những nguyên tắc kinh doanh của Thanh. Luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ.

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Trần Thị Thanh là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên ngành công nghệ may. Sự đam mê, kiên trì và không ngừng sáng tạo đã giúp em biến ước mơ thành hiện thực.

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Các bài viết khác

Nơi ấy tôi tìm về
17/04/2023
39 lượt xem
44 năm ngày trở về
27/02/2023
10 lượt xem
REPLY 2016 – LỜI CHƯA NÓI
12/04/2022
1.110 lượt xem
HTU - MÁI NHÀ VÀ TRÁI TIM
11/10/2019
2.665 lượt xem
Cô gái thợ may
09/04/2018
4.193 lượt xem
Mái trường tôi yêu
09/04/2018
0 lượt xem
HTU- Mái trường tôi yêu!
09/04/2018
0 lượt xem
Kỉ niệm trường tôi
09/04/2018
1.465 lượt xem
Dòng thời gian
09/04/2018
1.393 lượt xem
Mỗi buổi sáng thức giấc!
09/04/2018
1.308 lượt xem
Hoài niệm về mái trường xưa
09/04/2018
3.717 lượt xem
Thơ - Tình yêu cô thợ may
09/04/2018
15.607 lượt xem
Thơ - Nhớ về trường xưa
09/04/2018
1.577 lượt xem
Mái trường tôi yêu
09/04/2018
2.475 lượt xem

Liên kết website