Hội thảo khoa học Mô hình Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số tại doanh nghiệp may Việt Nam

Ngày đăng: 05:17 - 29/10/2020 Lượt xem: 1.279

Với mong muốn chia sẻ, phổ biến những kết quả đã đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số” do Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng làm chủ nhiệm, sáng ngày 28/10/2020 tại Hội trường 401- C5, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) đã diễn ra Hội thảo khoa học với sự tham gia của 100 doanh nghiệp may khu vực phía Bắc.

                                             Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội Thảo có đồng chí Trần Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ; Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng - Chủ nhiệm đề tài; các đại biểu là Tổng giám đốc, Giám đốc, cán bộ kỹ thuật, cải tiến của 100 doanh nghiệp may khu vực phía Bắc cùng các đồng chí trong BGH nhà trường, lãnh đạo các đơn vị chức năng và đại diện giảng viên, sinh viên nhà trường.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng phát biểu khai mạc tại Hội thảo 

Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp thay mặt HTU, nhóm nghiên cứu gửi lời cm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo các đơn vị, đại diện các doanh nghiệp, các đồng chí cán bộ giảng viên và các em sinh viên đã có mặt trong buổi Hội thảo. Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp cũng gửi lời chia sẻ với các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid 19. Chỉ chưa đầy một năm GDP toàn Thế giới đã giảm 4,5% tương đương với khoảng 4000 tỉ USD. trong đó ngành dệt may cũng đã bị ảnh hưởng rất mạnh, ước tính giảm lượng cầu toàn thế giới khoảng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề, trong đó có ngành dệt may. Trong đề tài nghiên cứu thì nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát trên 103 doanh nghiệp dệt may và mỗi doanh nghiệp lại có công suất sản xuất rất khác nhau. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp may hiện nay là tiến hành nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp. Được sự hỗ trợ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ, HTU đã được giao đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Phương pháp và kinh nghiệm triển khai mô hình Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số tại doanh nghiệp may Việt Nam”, đề tài cũng đã được áp dụng và triển khai tại nhiều doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng và đạt kết quả rất tốt. Nhóm nghiên cứu rất hi vọng cùng các doanh nghiệp áp dụng nghiên cứu này để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất.

Đ/c Chu Thị Mai Hương – Phó trưởng khoa Công nghệ may báo cáo về ứng dụng Lean công nghệ số tại doanh nghiệp ngành may. 

Cũng tại Hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu, đồng chí Chu Thị Mai Hương, phó trưởng khoa Công nghệ may đã báo cáo về ứng dụng Lean công nghệ số tại doanh nghiệp ngành may. Trong báo cáo, đồng chí Mai Hương đã chỉ rõ thực trạng, giải pháp, điều kiện triển khai Lean tại doanh nghiệp may Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ số. Theo đó, muốn triển khai được Lean trong bối cảnh chuyển đổi sang công nghệ số thì các doanh nghiệp may cần phải chuẩn bị những điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nguồn tài chính phù hợp với điều kiện doanh nghiệp đặc biệt là nguồn lực về con người với các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ số, kỹ năng sử dụng Tiếng anh, kỹ năng sử dụng các công cụ của Lean truyền thống và ý thức tuân thủ quy chế, quy định trong triển khai Lean.

Đ/c Dương Thị Hoàn – Phó trưởng khoa Công nghệ may báo cáo về thực trạng Lean tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số và giải pháp triển khai

Cũng trong khuôn khổ diễn ra Hội thảo, đồng chí Dương Thị Hoàn, phó trưởng khoa Công nghệ may, thành viên nhóm nghiên cứu đã báo cáo về thực trạng Lean tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số và giải pháp triển khai.

Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Mai báo cáo về kinh nghiệm triển khai tại CTCP-Tổng công ty May Bắc Giang LGG

Đại diện doanh nghiệp, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, CTCP-Tổng công ty May Bắc Giang LGG báo cáo về kinh nghiệm triển khai tại CTCP-Tổng công ty May Bắc Giang LGG. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết: Theo hướng dẫn của các thành viên nhóm nghiên cứu, công ty đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, phù hợp. Tổ chức tập huấn cài đặt phần mềm Digital Lean V1 cho các bộ phận; Tập huấn ứng dụng Lean tại DN trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ số; Hướng dẫn sử dụng phần mềm Digital Lean V1 cho các bộ phận quản lý tại công ty; Cán bộ Lean của công ty và chuyền trưởng, kết hợp thành viên nhóm nghiên cứu hướng dẫn cho công nhân tạo các công đoạn trên chuyền. Và kết quả được thể hiện khá rõ nét khi thông tin được truyền đi rất nhanh, đo lường được kết quả làm việc trực tiếp của công nhân. Các báo cáo số liệu rất chính xác kể cả lãnh đạo có mặt hay không có mặt tại công ty…kết quả nổi bật tại LGG khi áp dụng nghiên cứu đó là: thời gian rải chuyền được rút ngắn, số lượng cán bộ rải chuyền cũng giảm xuống 50% so với trước khi áp dụng, rút ngắn thời gian cân bằng chuyền và nhân viên cân bằng chuyền không cần xuống trực tiếp truyền may. Với những hiệu quả từ khi áp dụng phương pháp này, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai hi vọng trong thời gian tới Tổng công ty May Bắc Giang LGG tiếp tục hợp tác với HTU trong các dự án mới nhằm mục đích nâng cao năng suất chất lượng, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 

                         Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức tác giả phần mềm Digital LEAN 

Xuất phát từ quan điểm “Bất cứ điều gì có thể đo lường được thì có thể theo dõi được và bất cứ điều gì có thể theo dõi được thì có thể cải thiện được”,Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức - Trưởng phòng TCHC của HTU- tác giả phần mềm Digital LEAN đã báo cáo về phần mềm Digital LEAN sử dụng trong triển khai Lean tại các doanh nghiệp may. Đây là một bộ công cụ hỗ trợ LEAN trong điều kiện ứng dụng IOT dựa trên nền tảng công nghệ số và nó có rất nhiều ưu điểm nổi bật: Ghi nhận thời gian thực; Khả năng tương tác tốt; Bảo mật và bảo mật dữ liệu; Tính tiện dụng và phù hợp với điều kiện sử dụng; Digital LEAN được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng, giúp các nhà quản lý dây chuyền may công nghiệp có thể thu thập được các dữ liệu trên chuyền may theo thời gian thực một cách nhanh chóng, chính xác. 

Sau khi lắng nghe những báo cáo từ nhóm nghiên cứu đề tài, các đại biểu đại diện các doanh nghiệp cũng đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn tại doanh nghiệp khi thực hiện ứng dụng nghiên cứu từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ vấn đề và áp dụng hiệu quả hơn ứng dụng Lean theo công nghệ số tại đơn vị mình. 

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 

 








Phòng TS&TT

Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.707 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
189 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.164 lượt xem

Liên kết website