Khai thác tài nguyên giáo dục mở góp phần bù đắp thiếu hụt nguồn học liệu chất lượng

Ngày đăng: 03:29 - 08/06/2020 Lượt xem: 905

Sáng ngày 06/6/2020, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức khóa tập huấn khai thác tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), kéo dài trong 2 ngày 6,7/6/2020.

Tới dự buổi khai mạc, về phía Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam có đ/c Phạm Ngọc Lan, Phó ban tổ chức và phát triển; đ/c Lê Trung Nghĩa, Phó Ban phát triển giáo dục mở của; về phía Nhà trường có đ/c Nguyễn Văn Đức, Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng TCHC và toàn thể 70 cán bộ, giảng viên đến từ các khoa/trung tâm là học viên của lớp học.

Sau phần khai mạc, lớp tập huấn đã bắt đầu ngay lịch học lý thuyết vào buổi sáng và học thực hành vào 3 buổi còn lại của ngày 6,7/6/2020.

Quang cảnh buổi học lý thuyết

Cùng với giáo dục mở, xuất bản mở và rộng hơn nữa là khoa học mở, TNGDM đang tạo ra cơ hội và phương thức mới trong việc tạo lập, chia sẻ và tiếp cận thông tin và tri thức. Với sự phát triển của Internet, công nghệ nội dung số, công nghệ lưu trữ và sự thay đổi trong cách tiếp cận giáo dục của cá nhân đang tạo ra môi trường thuận lợi để TNGDM Việt Nam đang trong quá trình đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện.
 

Để đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy, cần có một yếu tố quan trọng đó là nguồn học liệu chất lượng. Các khảo sát đã chỉ ra rằng, các đại học Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu về học liệu của giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu. Việc thiếu hụt các tài nguyên học tập đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu.


Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp để mua các nguồn học liệu cần thiết, thì việc hợp tác chia sẻ và khai thác TNGDM có thể coi là một giải pháp tốt cho vấn đề này. Đây là khóa học rất hữu ích trong điều kiện Nhà trường đào tạo theo định hướng ứng dụng và sự thay đổi nhanh chóng, liên tục, mạnh mẽ của CMCN 4.0 cần được cập nhật để chọn lọc, chuyển tải vào các chương trình đào tạo.


Giảng viên tham gia tập huấn sẽ được chia sẻ về hệ thống giấy phép của thế giới mở, công cụ và phương pháp khai thác tài nguyên giáo dục mở, chia sẻ tài nguyên được cấp phép trên internet, khai thác tài nguyên giáo dục mở qua việc tạo video “sạch” về bản quyền… Đồng thời, chuyên gia cũng chia sẻ về một kịch bản giả tưởng cho giáo dục Việt Nam với tài nguyên giáo dục mở của nước ngoài bằng tiếng Việt, các kỹ năng cho khoa học mở, ma trận đánh giá sự nghiệp khoa học mở, khung năng lực cho giảng viên của UNESCO, V3, 2018.

Quang cảnh buổi học thực hành

Phòng TCHC


Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.578 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
136 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.110 lượt xem

Liên kết website