Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG CTHSSV - THANH TRA GIÁO DỤC

Hệ thống thanh tra giáo dục cần phải chủ động hơn

Ngày đăng: 03:52 - 26/08/2019 Lượt xem: 760

GD&TĐ - Đó là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ thanh tra năm học 2019-2020 khối Sở GD&ĐT vừa diễn ra tại TP Vũng Tàu ngày 24/8. Hội nghị do Thanh tra Bộ GD&ĐT tổ chức.

                                    

                                               Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 

Vai trò của lực lượng Thanh tra rất quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khi đánh giá về các kết quả mà Thanh tra toàn ngành đã đạt được trong năm qua. Đặc biệt là công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và các loại đơn thư khác theo quy định của ngành.

Với việc đã tiếp nhận 2.177 đơn trong năm 20188-2019, trong đó có 950 đơn không đủ điều kiện, 198 đơn thuộc thẩm quyền đã được giải quyết, 1.246 đơn không thuộc thẩm quyền đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, 9 đơn thư kéo dài đã được giải quyết... - Thứ trưởng tin tưởng lực lượng thanh tra ngày càng trở thành "chỗ dựa", nơi nhiều người giáo viên, cán bộ quản lý gửi gắm niềm tin.

Với những tồn tại mà bộ máy của Thanh tra ngành giáo dục đang đối mặt như: nhân sự mỏng, chưa có kế hoạch cụ thể hoặc hoạt động thanh tra còn dàn trải, chưa trọng tâm, đội ngũ thanh tra nhiều nơi yếu về kiến thức pháp luật..., Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc yêu cầu Thanh tra cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.

“Để làm được việc đó các đồng chí cần phải xem hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ thanh tra viên trong ngành là một hoạt động thường xuyên, liên tục” Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc lưu ý.

Bởi theo Thứ trưởng, lực lượng thanh tra không những cần phải nhanh - mạnh - tinh nhuệ trong công tác thanh, kiểm tra các hoạt động của ngành, mà phải làm sao khiến các cá nhân, đơn vị sự nghiệp giáo dục phải "tâm phục, khẩu phục" trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. 

Cần chủ động hơn trong mọi hoạt động

                             

                                            Toàn cảnh hội nghị của Thanh tra Bộ GD&ĐT
 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, mục đích của việc ban hành các văn bản, quy định hành chính, pháp luật, kể cả các văn bản hướng dẫn hoạt động thanh, kiểm tra chuyên môn, quản lý, đào tạo, cấp phát chứng chỉ, bằng cấp... đều hướng đến việc phục vụ sự phát triển và thay đổi không ngừng của giáo dục, nhu cầu học tập không ngừng của người dân.

Vì thế, lực lượng thanh tra cần phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong bối cảnh mới, tình hình và thời cuộc mới...

Bên cạnh việc đổi mới, thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong công tác thanh, kiểm tra nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng, hoạt động của đội ngũ thanh tra, Thứ trưởng yêu cầu lực lượng thanh tra cần phải chủ động hơn, các địa phương phải chủ động rà soát lại mọi góc cạnh, mọi hoạt động của ngành dựa trên đặc thù của địa phương để có kế hoạch giám sát, kiểm tra cho hiệu quả, tuyệt đối không để bỏ sót bất cứ lĩnh vực nào.

"Với sự thay đổi của toàn ngành như vậy, đặc biệt là khi nhiều dự luật mới đi vào cuộc sống, trong đó, cơ chế tự chủ nơi các trường ngày càng mạnh mẽ hơn thì lực lượng thanh tra viên có vai trò quan trọng hơn trước rất nhiều.” -Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, mỗi địa phương có một đặc thù riêng cần rà soát và chú ý, các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ thì là các hoạt động liên kết, cấp phát chứng chỉ, lạm thu, dạy thêm học thêm. Các địa phương xa thì công tác quản lý, luân chuyển, bổ nhiệm, tuyển dụng, thậm chí là đầu tư xây dựng cơ bản… Do đó sự chủ động và rà soát của lực lượng thanh tra ngành với các hoạt động mang tính phổ quát của địa phương có thể nảy sinh bất cứ lúc nào là rất quan trọng.

(Nguần http://thanhtra.moet.gov.vn)

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 216 Tổng truy cập: 32.513.543