Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, trên thực tế hiện có hàng trăm loại ma túy đang lưu hành trái phép. Ma túy đang ngày càng phổ biến bởi sự đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, nhiều em từ 13-14 tuổi đã bắt đầu sử dụng ma túy. Hình thức mua bán, tàng trữ ngày càng tinh vi khiến gia đình, giáo viên và bạn bè khó phát hiện.
Ngành Giáo dục có gần 23 triệu học sinh, sinh viên và trên 1 triệu cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. Đây là lực lượng quan trọng đối với tương lai của quốc gia, dân tộc. Hiện nay, tệ nạn ma túy diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, hình thức xâm nhập vào các trường học ngày càng đa dạng. Vì vậy, công tác phòng chống ma túy trong các nhà trường đòi hỏi phải được thực hiện một cách quyết liệt, mạnh mẽ, bài bản và cần phải được thực hiện một cách thống nhất về tổ chức chỉ đạo, đồng thời có các giải pháp đồng bộ, căn cơ, sáng tạo, phù hợp trong môi trường giáo dục.
Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy (PCMT) tại Nhà trường và cũng là để thực hiện Kế hoạch số 779/KH-BGDĐT, ngày 24/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”, ngày 28/6/2024 Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025” năm 2024 với mục đích: Tăng cường và phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhà trường nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”; có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, duy trì an ninh trật tự, không phạm tội, không vi phạm pháp luật trong sinh viên, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, bảo đảm an toàn trong Nhà trường.
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống ma túy đến từng CB, GV, CNV, sinh viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng chống ma túy; nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và ý thức trách nhiệm cho CB, GV, CNV và sinh viên Nhà trường về tác hại, hậu quả của ma túy.
Phát huy vai trò gương mẫu của CB, GV, CNV trong việc quản lý, giáo dục người học về tác hại của các tệ nạn xã hội; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm tranh bị kiến thức, kỹ năng; phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện kịp thời tệ nạn ma túy trong học đường; hướng tới xây dựng một cộng đồng không có ma túy.
Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chủ yếu gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu, người đứng đầu các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong Nhà trường về công tác phòng, chống ma túy; kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống ma túy trong học đường.
Tổ chức quán triệt CB, GV, CNV và sinh viên Nhà trường thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Ninh, các văn bản của Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội về công tác phòng, chống ma túy.
Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường, công an, gia đình và chính quyền địa phương nơi trường đóng trong việc triển khai công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS. Phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt “Tháng hành động phòng, chống ma túy” (tháng 6 hằng năm), “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6”, “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS”.
Cử đại biểu tham dự tập huấn theo Kế hoạch của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Cung cấp tài liệu và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, hiệu quả Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025” của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, cụ thể hóa bằng panô, băng rôn, áp phích trong khuân viên Trường, Khu Nội trú. Thực hiện lồng ghép các chương trình truyền thông công tác phòng, chống ma túy, gồm các nội dung: Thông tin về các tin tức, thời sự trong nước, quốc tế; tình hình tội phạm ma túy, công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh. Thông báo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong toàn Trường.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công tác CVHT, cán bộ Đoàn về các nội dung phòng, chống ma túy; hình thức tổ chức, nội dung, cách thức triển khai hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa.
Sử dụng các tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền (sách, phim, tài liệu…) phát hành để tuyên truyền trong Tháng hành động phòng, chống ma túy hằng năm và hoạt động của các câu lạc bộ; Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nhà trường trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho sinh viên.
Khuyến khích các phòng chức năng, khoa và các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường tổ chức lồng ghép các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề; hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ; giáo dục kỹ năng mềm, hoạt động hướng nghiệp để sinh viên có điều kiện trang bị kỹ năng, hoạt động giải trí lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy trong “Tuần sinh hoạt Công dân-Sinh viên” đầu khóa, giữa khóa, đầu năm học; Chương trình giáo dục phổ biến pháp luật; tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, Ngày toàn dân phòng, chống ma túy, Tháng chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương nơi trường đóng, tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy (nếu có) nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên.
Nghiên cứu tổ chức cho sinh viên ký cam kết trực tuyến về việc nghiêm túc chấp hành pháp luật không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng ma túy, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy.
(Trần Quyết Thắng, Phòng CTSV&TTGD)