Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG ĐÀO TẠO

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp Tập đoàn Dệt May Việt Nam “Biên soạn giáo trình công nghệ sợi”

Ngày đăng: 04:17 - 04/11/2022 Lượt xem: 363
Ngày 03/11/2022, tại trụ văn phòng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Biên soạn giáo trình công nghệ sợi” do TS. Nguyễn Sỹ Phương, khoa Công nghệ Sợi Dệt làm chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu (Hội đồng) có 07 thành viên do ông Phạm Xuân Trình, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm Chủ tịch.
 

Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH
Tại buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Sỹ Phương, khoa Công nghệ Sợi dệt, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thay mặt cho Nhóm  nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài. Theo Nhóm nghiên cứu, ngành Dệt May Việt Nam trong 10 năm qua đã phát triển với tốc độ nhanh, yêu cầu về nhu cầu nhân lực lớn. Tuy nhiên, một trong những khó khăn cho các cơ sở đào tạo là các giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tiếng Việt của ngành sợi rất ít và phần lớn đã cũ, nặng về lý thuyết, chưa tiếp cận được các công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại. Nhóm đã biên soạn cuốn giáo trình Công nghệ sợi gồm các nội dung từ nguyên liệu dệt đầu vào, quy trình công nghệ sản xuất, dây chuyền thiết bị, chất lượng sản phẩm, vận chuyển trong nhà máy, môi trường làm việc và các tiến bộ kỹ thuật của ngành,.... gồm 4 chương và 11 phụ lục: Chương 1. Xơ dệt, Chương 2: Tính chất của một số loại xơ kéo sợi phổ biến, Chương 3: Sợi và công nghệ kéo sợi.

TS. Nguyễn Sỹ Phương, Chủ nhiệm đề tài
Đánh giá kết quả đạt được của đề tài, Hội đồng cho rằng: Đây là một cuốn giáo trình được biên soạn công phu, nghiêm túc, kết quả nghiên cứ có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định. Đặc biệt, nhóm đã biên soạn các nội dung cần thiết của ngành cập nhật theo công nghệ kỹ thuật dệt may mới hiện nay: vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sợi thành phẩm trong nhà máy sợi, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và số hóa trong ngành  kéo sợi,... Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Hội đồng cũng cho rằng nhóm nghiên cứu cần bổ sung hoàn thiện một số vấn đề như: Lược bỏ những nội dung không trọng tâm, tập trung sâu hơn cho các nội dung về công nghệ; không nên tham khảo các tài liệu xuất bản cách đây tương đối lâu năm; thống nhất sử dụng một số từ, thuật ngữ chuyên ngành trong toàn bộ giáo trình,...
Tiếp thu ý kiến của Hội đồng, đồng chí Nguyễn Thu Phượng, Phó Hiệu trưởng Nhà trưởng cảm ơn sự góp ý hết sức sáng đáng và chuyên sâu của Hội đồng. Nhà trường cùng nhóm nghiên cứu sẽ chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện giáo trình trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Thu Phượng, Phó Hiệu trưởng Nhà trưởng
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng, ông Phạm Xuân Trình, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao sự cố gắng của Nhóm nghiên cứu, giáo trình cơ bản đạt được mục tiêu, và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu cần tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng để bổ sung hoàn thiện các nội dung của giáo trình.

Ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng
Đề tài đã được Hội đồng thống nhất đánh giá, nghiệm thu: Đạt.

Giáo trình Công nghệ sợi bao gồm các kiến thức cơ bản, bám sát thực tiễn sản xuất, có tính tiên tiến hiện đại, nên trong thời gian tới, cuốn giáo trình này sẽ được sử dụng làm giáo trình đào tạo ngành sợi, là tài liệu chuyên khảo, tham khảo cho cán bộ kỹ thuật và quản lý ngành sợi dệt, các doanh nghiệp sản xuất sợi, cán bộ nghiên cứu ngành dệt may.

 
Thu Hằng_Phòng Đào tạo
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 124 Tổng truy cập: 31.125.181