Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội tham luận tại Hội thảo quốc tế

Ngày đăng: 05:20 - 10/01/2020 Lượt xem: 810
Hội thảo quốc tế: “Phát triển mô hình đào tạo gắn kết giữa 3 Nhà: Nhà trường – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp nhằm cung cấp các vị trí việc làm cho thị trường lao động trong giáo dục quốc tế và xuyên quốc gia” do Đại học Postmouth, Vương Quốc Anh và Viện Ứng dụng công nghệ (Nacentech) đồng tổ chức. Nhận lời mời của Ban tổ chức, TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tham dự.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện trường Đại học của Anh quốc: trường Đại học Postmouth, Đại học Greenwich, Đại học Cardiff; đại diện Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ, Hiệp hội công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam, Hội đồng Anh Việt Nam; đại diện các trường Đại học của Việt Nam: Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Nha Trang, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo
 
Tại Hội thảo, TS. Hoàng Xuân Hiệp trình bày về mô hình đào tạo của trường Đại học có nhà máy trực thuộc giúp thu hẹp khoảng cách giữa Nhà trường và Nhà doanh nghiệp. TS Hiệp cho biết ngành dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển rất mạnh, giai đoạn 2000-2008 kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 17.8%/năm. Số lượng doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện có khoảng 8770 doanh nghiệp, trong đó 84.3% doanh nghiệp có nhân lực dưới 200 người. Lao động của ngành chiếm 25% lao động của cả nước. Hàng năm, toàn ngành cần từ 50.000 đến 70.000 nhân lực quản lý và kỹ thuật. Thực trạng trên cho thấy ngành dệt may Việt Nam phát triển tốt nhưng nguồn nhân lực chưa được đáp ứng. Điều này đã đặt ra bài toán cho Nhà nước, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp dệt may. 
Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội với sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may, là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình Chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với các ngành Công nghệ may, Công nghệ sợi dệt, Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật cơ khí (trong lĩnh vực dệt may), Công nghệ kỹ thuật điện điện tử (trong lĩnh vực dệt may), Marketing (Marketing thời trang), Quản lý công nghiệp. Không chỉ vậy, hàng năm Nhà trường còn đào tạo từ 30-40 khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho doanh nghiệp dệt may. Trung tâm Sản xuất-Dịch vụ của Nhà trường hoạt động như một nhà máy may loại vừa với 500 lao động với 12 chuyền may công nghiệp. Lý do Nhà trường thành lập trung tâm Sản xuất – Dịch vụ: (1) đáp ứng định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng; (2) cung cấp sinh viên kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề trong môi trường sản xuất thực tế; (3) giúp sinh viên được thực hành thực tập kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường sản xuất thực tế; (4) tạo điều kiện cho sinh viên được làm việc trong môi trường quốc tế (làm việc với khách hàng nước ngoài, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế,...) 

TS. Hoàng Xuân Hiệp trình bày tham luận
 
Bài tham luận của TS. Hoàng Xuân Hiệp đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu tham dự. Đại biểu đã đặt khá nhiều câu hỏi với mong muốn được TS. Hoàng Xuân Hiệp chia sẻ thêm kinh nghiệm về: vận hành nhà máy trực thuộc Trường; xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; thiết kế các khóa học ngắn hạn theo đặt hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt, Hội đồng Anh và một số trường Đại học của Anh quốc đã đặt vấn đề đến hợp tác với Nhà trường.

 TS. Mai Anh Tuấn_Nacentech và Giáo sư Raymond Lee_ĐH Postmouth trao đổi cùng TS. Hoàng Xuân Hiệp
 
Ms Mai Chi_Hội đồng Anh tại Việt Nam trao đổi với TS. Hoàng Xuân Hiệp
 
                                                                       Nguyễn Thị Thu Hằng_Phòng Đào tạo

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.265 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
15.087 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
193 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
181 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
285 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
21.851 lượt xem

Liên kết website