Tư vấn Hướng nghiệp-Tuyển sinh, số 3 "Tìm hiểu nhóm ngành Kinh tế"

Ngày đăng: 04:07 - 12/04/2021 Lượt xem: 1.061
Tối Chủ nhật (11/4) vừa qua, chương trình Tư vấn Hướng nghiệp-Tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã lên sóng số thứ 03 để cùng quý phụ huynh, các bạn học sinh tìm hiểu các thông tin về nhóm ngành Kinh tế với ba ngành Quản lý Công nghiệp, Marketing và Kế toán. Buổi tư vấn trực tuyến được Livestream trên fanpage, nhiều phụ huynh và thí sinh đã gửi đến câu hỏi cho chương trình phần nào đã chứng tỏ được “độ nóng” của khối ngành này.
 
Ban tư vấn của chương trình Hướng nghiệp-Tuyển sinh 2021, số  03 ngày 11/4

Cùng đồng hành với các bạn thí sinh trong chủ đề này là TS.Tạ Văn Cánh-phó trưởng khoa Kinh tế; Th.s Đào Thị Hằng-phó trưởng bộ môn Kế toán-Marketing; Th.s Đinh Thị Thủy-phó trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh.

Th.s Đào Thị Hằng-phó trưởng bộ môn Kế toán-Marketing tư vấn ngành Kế toán

Ngành kế toán đã bão hòa?
Trao đổi vấn đề trên Th.s Đào Thị Hằng-phó trưởng bộ môn Kế toán-Marketing cho biết: Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp.Mỗi năm có khoảng 130.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, bình quân mỗi doanh nghiệp cần ít nhất khoảng 2 kế toán viên. Vì vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán rất lớn.
Kế toán là một nghề đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể chia thành 4 lĩnh vực kế toán cơ bản là tài chính, quản lý, kiểm toán và thuế. Tốt nghiệp ra trường, các em có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau từ sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các doanh nghiệp đến các tổ chức phi lợi nhuận như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các trường học, bệnh viện,…
Năm 2021 trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tuyển sinh và đào tạo ngành Kế toán. Tại đây, sinh viên ngành Kế toán được tiếp cận thực tế thông qua các học phần thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; các học phần thực hành hình thành kỹ năng nghề như kế toán thuế, thực hành kế toán tổng hợp trên phòng kế toán ảo và được tiếp cận thực tế thông qua việc làm dịch vụ kế toán, …Ngoài các kiến thức nền tảng, sinh viên  còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…

 
Th.s Đinh Thị Thủy-phó trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh tư vấn ngành Quản lý công nghiệp

Triển vọng của ngành Quản lý công nghiệp trong ngành Dệt May
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 550 doanh nghiệp dệt may mới được thành lập nên nhu cầu nhân sự ở các vị trí từ giám đốc đến quản lý các lĩnh vực từ kinh doanh đến nhân sự, sản xuất, chất lượng, công nghệ và thiết bị…là rất lớn.  Nắm bắt được nhu cầu đó,  trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thiết kế chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp với 2 hướng chuyên ngành chính là Merchandiser và Quản lý công nghiệp. 
Các vị trí làm việc ở từng chuyên ngành như sau:
-  Về chuyên ngành Merchandiser, sinh viên làm ở các vị trí:
+ Quản lý và triển khai đơn hàng (Merchandiser): Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi các đơn hàng cho doanh nghiệp may;
+ Nhân viên Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ và chuẩn bị chứng từ nhập nguyên phụ liệu; xuất thành phẩm trong doanh nghiệp may;
+ Nhân viên mua hàng: cân đối nguyên phụ liệu, xác định nhu cầu nguyên phụ liệu cần đặt mua, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đặt mua và kiểm soát nhận tại nhà máy.
+ Nhân viên kế hoạch nhà máy may: Tiếp nhận nguyên phụ liệu; lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sx, chuẩn bị điều kiện xuất hàng.
- Về chuyên ngành Quản lý công nghiệp, sinh viên làm ở các vị trí:
+ Nhân viên/Trợ lý Giám đốc sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất; chuẩn bị các điều kiện sản xuất; triển khai sản xuất và xử lý phát sinh trong quá trình sản xuất tại DN May;
+ Nhân viên Nhân sự: Quản lý lý hồ sơ nhân sự; Thu hút và duy trì nguồn nhân lực cho doanh nghiệp (lập kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, trả lương, tạo động lực và thực hiện quan hệ lao động).
+  Quản lý công nghệ, thiết bị: Tư vấn đầu tư/thuê/mượn và chuyển giao thiết bị; công nghệ.
+ Quản lý chất lượng: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng cho đầu vào, quá trình sx và sp đầu ra trong doanh nghiệp may.
+ Nhân viên thống kê tại các phân xưởng.
+ Thủ kho nguyên phụ liệu: Tiếp nhận, kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu, cấp phát, bảo quản, quyết toán nguyên phụ liệu.
+ Thủ kho hoàn thành: Đóng gói, hoàn thiện sản phẩm; Quản lý đóng gói; lưu kho thành phẩm và chuẩn bị các điều kiện xuất thành phẩm.

Những năm qua ngành cùng với ngành Công nghệ May và Thiết kế thời trang, ngành Quản lý công nghiệp của Trường luôn thu hút được sự quan tâm đông đảo của các bạn thí sinh.
 
TS.Tạ Văn Cánh-phó trưởng khoa Kinh tế tư vấn ngành Marketing
 
Marketing là bán hàng, tiếp thị?
Đó là sự lầm tưởng trong suy nghĩ của rất nhiều người và các bạn thí sinh cũng vậy. Bán hàng hay tiếp thị chỉ là một phần của hoạt động Marketing. TS.Tạ Văn Cánh cho hay để hiểu rõ hơn về công việc của người làm Marketing phụ huynh và thí sinh cần hiểu rõ ý nghĩa của bán hàng, tiếp thị. Đây không phải là bán hàng lẻ vài sản phẩm mà chúng ta đề cập đến lô hàng có giá trị hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng, khi đó nhân viên Marketing sẽ là người làm việc với doanh nghiệp để xúc tiến việc ký kết hợp đồng. Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm thương mại, người làm Marketing cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, dự báo nhu cầu để tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp. Như vậy người làm Marketing không cần phải quá “nhanh nhẹn” theo nghĩa nhanh tay nhanh chân mà cần “nhanh” về tư duy sáng tạo logic. Họ có thể làm ở các bộ phận nghiên cứu thị trường, thị hiếu và dự báo nhu cầu mà không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Đa dạng phương thức xét tuyển, tối ưu hóa cơ hội “chạm ngõ” giảng đường
Trong giai đoạn quan trọng, việc sở hữu một tâm lý vững vàng là điều hoàn toàn cần thiết. Việc tận dụng được những phương thức xét tuyển đa dạng như xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển điểm thi xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn, xét tuyển học bạ 03 học kỳ (học kỳ 1 lớp 12 và điểm năm lớp 11) là chiến lược thông minh giúp 
thí sinh yêu thích nhóm ngành Kinh tế  trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển.
 
Chương trình Tư vấn trực tuyến Hướng nghiệp-Tuyển sinh số 04 với chủ đề “Tư vấn nhóm ngành Cơ điện” sẽ diễn ra vào 20h  chủ nhật tuần tới (18/4/2021), được phát trực tiếp tại facebook.com/tshict 
Để đặt câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn của chương trình, thí sinh và phụ huynh có thể đặt câu hỏi 
TẠI ĐÂY
, tại facebook.com/tshict  hoặc gọi số hotline 0917966488/0243.6922552.

                                                                   Phòng Tuyển sinh và Truyền thông
 
 

Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.707 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
189 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.164 lượt xem

Liên kết website