Hội thảo xác định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực đạt mà người học được sau khi tốt nghiệp trình độ TC- CĐ ngành nghề sửa chữa thiết bị may

Ngày đăng: 02:22 - 12/11/2018 Lượt xem: 1.026
Thực hiện Quyết định số 6775/QĐTCDMNM ngày 19/6/2018 của Tổng cục Trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp về việc thành lập 127 Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng năm 2018, trong đó trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung trên cho nghề Sửa chữa Thiết bị may.

Sau 04 tháng tổ chức thực hiện, ngày 
10/11/2018, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức Hội thảo: Xác định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng nghề Sửa chữa Thiết bị may (gọi là chuẩn đầu ra) nhằm lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Sửa chữa Thiết bị may và đang đảm nhiệm việc sửa chữa thiết bị may tại các doanh nghiệp để hoàn thiện việc xây dựng chuẩn đầu ra cho nghề Sửa chữa Thiết bị may, đồng thời là cơ sở giúp cho Nhà trường cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sửa chữa Thiết bị may 
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Tham dự Hội thảo về phía trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng, chủ nhiệm xây dựng Chuẩn đầu ra nghề Sửa chữa Thiết bị may; các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đ/c trong ban chủ nhiệm xây dựng chuẩn đầu ra, giảng viên khoa Kỹ thuật cơ điện và trưởng một số đơn vị chức năng liên quan. Về phía các đơn vị tham gia hội thảo có 18 thành viên đại diện cho 2 cơ sở đào tạo ngành Sửa chữa thiết bị may và 10 doanh nghiệp sử dụng nhân lực sửa chữa thiết bị may.
 
 
TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, TS.Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng nhà trường, chủ nhiệm xây dựng Chuẩn đầu ra nghề Sửa chữa Thiết bị may gửi lời cảm ơn trân trọng tới các đại biểu tham dự Hội thảo. Xây dựng chuẩn đầu ra là để công khai với xã hội, người học, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, đồng thời làm căn cứ để các trường xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.Vì vậy, để Hội thảo đạt kết quả tốt nhất, đồng chí mong muốn nhận được nhiều ý kiến, đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Sửa chữa Thiết bị may về các vấn đề như: kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nghề; các công việc của từng vị trí việc làm sau tốt nghiệp; các năng lực cần thiết của từng vị trí việc làm và khối lượng kiến thức tối thiểu của nghề tương ứng với từng trình độ.

Tại Hội thảo, đồng chí Bùi Thị Thu, thư kí chương trình thay mặt cho Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng chuẩn đầu ra nghề Sửa chữa Thiết bị may. 

Đồng chí Bùi Thị Thu- Khoa cơ điện báo cáo kết quả xây dựng chuẩn đầu ra

Trong phần thảo luận, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, đóng góp của các đại biểu. Bên cạnh việc đánh giá cao tính hệ thống và những phát triển mới so với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mà chuẩn đầu ra nghề Sửa chữa thiết bị may đã tích hợp vào nội dung, các thành viên hội thảo đã góp ý thêm về việc xem xét
lại một số từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn của vị trí việc làm; việc xác định năng lực của một số vị trí việc làm đang bị nhỏ, nên gộp, thời lượng chi tiết của từng năng lực cho từng vị trí việc làm; chuẩn kỹ năng liên quan đến lĩnh vực điện tử cho vị trí việc làm nhân viên kinh doanh thiết bị may hơi cao; nghiên cứu hướng dẫn quá
trình tổ chức thực hành, thực tập gắn với doanh nghiệp; nghiên cứu bổ sung kiến thức về thủy lực trong chuẩn đầu ra…vv…
 
Đ/c Nguyễn Trung Thái - Giám đốc Công ty Phụ Tùng máy may Thái Hương

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Hoàng Xuân Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn trân trọng đến những ý kiến đóng góp thiết thực của các đại biểu tham dự. Tiếp thu các ý kiến tại Hội thảo, nhà trường sẽ tổ chức hoàn thiện chuẩn đầu ra cho nghề Sửa chữa Thiết bị may sao cho phù hợp với thực tiễn tại doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cập nhật được các thành tựu của công nghiệp 4.0 vào chuẩn đầu ra.
 
Một số hình ảnh tại Hội thảo: 
 
.
 
Đ/c Hà Trọng Bằng - Tổng công ty may Đức Giang
 
Đồng chí Trịnh Xuân Hùng, Đinh Văn Hanh - Công ty TNG Thái Nguyên
 
Đồng chí Hoàng Văn Thao – TT cơ điện Công ty VietPacific
 
Đồng chí Lê Văn Tuân – Công ty Brother Việt Nam
 
TS. Nguyễn Diệu Linh – Trường ĐHCN Hà Nội
 
Th.s Bùi Minh Hiền – Trưởng Khoa CN may & Cơ điện, Trường CĐKT–KT TW
 
Đ/c Nguyễn Trường Giang – Nguyên trưởng bộ phận trung tu, Tổng công ty may 10
 
Đồng chí Bùi Thế Sáu – Công ty cổ phần may Gia Bình
 
Quang Thắng-Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.184 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
14.594 lượt xem
Lời thầy cô
20/11/2023
187 lượt xem
Tri ân người dẫn đường
17/11/2023
177 lượt xem
Ngày chủ nhật xanh 2023
28/10/2023
279 lượt xem
Tuyển sinh bổ sung năm 2023
11/09/2023
21.607 lượt xem

Liên kết website