Sự “khác biệt” làm nên sức hút ngành Công nghệ may trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 11:40 - 13/04/2023 Lượt xem: 1.855
Dệt may là ngành xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, Quyết định 1643/QĐ-Ttg ngày 29/12/2022 chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy đến năm 2030, tầm nhìn 2035 chỉ rõ đây là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước, chính phủ đối với ngành này. Hằng năm ngành cần 10.000 kỹ sư, cử nhân công nghệ, thời trang, kinh tế phục vụ cho ngành có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế nhưng các trường đại học hiện nay chỉ đào tạo được 3000 kỹ sư, cử nhân/năm. Cung chưa đáp ứng đủ cầu vì vậy cơ hội việc làm cho các bạn học ngành này rộng mở.
 
Trong số 3000 kỹ sư, cử nhân theo học ngành Công nghệ may mỗi năm, có hơn 1000 sinh viên nhập học tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) chiếm từ 32-38% cả nước. HTU có gì mà thu hút nhiều thí sinh học ngành Công nghệ may đến vậy?

 Thí sinh nhập học ngành Công nghệ may
 
1. Trường đại học chuyên ngành dệt may cả nước, mô hình đại học gắn với thực tiễn
 
Cả nước hiện có 12 trường đại học đào tạo ngành Công nghệ may/Công nghệ dệt, may nhưng chỉ duy nhất trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là trường đại học chuyên ngành dệt may theo mô hình chuỗi dệt may hoàn chỉnh từ đầu vào cho đến đầu ra. Trong đó, ngành Công nghệ may là ngành đào tạo truyền thống của Trường, gắn với lịch sử 56 năm phát triển.
 
- Chương trình đào tạo sát thực tế, đáp ứng yêu cầu của CMCN4.0
 
Chương trình đào tạo được phát triển bởi tập thể giảng viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ doanh nghiệp dệt may, có tham khảo, kế thừa chương trình tiên tiến của một số trường đại học trong nước và các nước trong khu vực như: Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêsia…vv….

 SV  ngành Công nghệ may với phần mềm Thiết kế

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ May với các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành chiếm gần 80% thời lượng; thời gian học thực hành, thực tập chiếm trên 60% thời lượng.  Có 4 hướng chuyên sâu ngành gồm: Thiết kế mẫu công nghiệp, Thiết kế công nghệ, Quản lý chất lương, Quản lý sản xuất. Nội dung các học phần gắn liền với vị trí việc làm, tập trung vào kiến thức và kỹ năng liên quan kỹ thuật, công nghệ và điều hành quản lý trong các doanh nghiệp may.
 
- Đội ngũ giảng dạy có trình độ, giàu thực tế, phương pháp giảng dạy linh hoạt.
 
Tham gia giảng dạy ngành Công nghệ may là các giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ với ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt để gắn bài giảng với thực tế. Các thầy, cô cũng là những chuyên gia hàng đầu, đi đầu trong lĩnh vực dệt may với hàng loạt các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Như TS.  Hoàng Xuân Hiệp với đề tài cấp nhà nước ““Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số””. TS. Nguyễn Thị Hường với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho khâu chuẩn bị sản xuất trong nhà máy may”. Th.s Dương Thị Hoàn với đề tài cấp Bộ công thương “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ dưỡng áp dụng vào may áo jacket”. Th.s Đặng Thị Thúy Hồng với đề tài Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu thao tác chuẩn của người công nhân trên dây chuyền sản xuất sản phẩm áo jacket”....
 
 SV ngành Công nghệ may báo cáo theo chủ đề chuyên môn

Phương pháp tổ chức đào tạo lấy người học là trung tâm, trong quá trình học sinh viên được phát huy tính tự học, người thầy đóng vai trò định hướng, hướng dẫn, gợi mở. Các hình thức tổ chức dạy học như hoạt động nhóm, bài tập lớn, nghiên cứu theo các chủ đề chuyên môn, làm báo cáo và trình bày trên PowerPoint…vv. Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy giúp sinh viên không cảm thấy chán nản, bị động và cũng là cách thức để rèn kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình.
 
Môi trường đào tạo doanh nghiệp
 
Học gắn với hành nên sinh viên được đào tạo theo đúng môi trường doanh nghiệp ngay từ trong quá trình học tập. Sinh viên ngành Công nghệ May được thực hành ngay trên các sản phẩm của khách hàng từ thị trường nội địa đến sản phẩm xuất khẩu.
  
SV trải nghiệm cuộc sống nghề nghiệp tại Trung tâm sản xuất dịch vụ của  Trường

Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ngay từ năm thứ hai, sinh viên ngành Công nghệ may được thực tập, làm thêm trải nghiệm đời sống nghề nghiệp tai Trung tâm sản xuất dịch vụ thuộc Trường với gần 500 lao động. Trung tâm được đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại như dây chuyền sản xuất veston thời trang được chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, thiết bị tự động và lập trình.... Đây là điểm khác biệt so với các trường cùng đào tạo khối ngành dệt may, là môi trường chuẩn mực giúp sinh viên ngành Công nghệ may thực tập kỹ năng của người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, là điều kiện để giúp các em đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp sau tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.

 Sinh viên Công nghệ may thực tập tại Tổng công ty may 10

Ngoài ra, để giúp sinh viên có thêm cơ hội nghiên cứu và học hỏi biết thêm nhiều các mô hình sản xuất khác nhau, nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp cho để các em tham gia thực tập sản xuất, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thực tế.
 
 SV Công nghệ may thực hiện cân bằng chuyền tại phòng đa phương tiện

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là đơn đi đầu trong việc đưa các phòng học đa phương tiện, phòng học thông minh vào giảng dạy. Tại các phòng này, các máy may có máy tính bảng, màn hình ti vi được kết nối Internet. SV được thực hành, triển khai mô hình Lean trong nhà máy với sự hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây; thực hiện cân bằng chuyền và kiểm soát chất lượng từ xa, kiểm soát nhịp dây chuyền sản xuất theo thời gian thực...
 
2. Sinh viên đứng đầu về năng lực đáp ứng công việc


 
Mỗi năm có từ 94-98% sinh viên ngành Công nghệ may HTU tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo, trong đó trên 90% làm ở vị trí quản lý và kỹ thuật. Ngành Công nghệ may trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là một trong những trường đại học trong cả nước sinh viên có tỷ lệ có việc làm cao. Đặc biệt, những chuyên gia “săn đầu người” của các doanh nghiệp dệt may lớn trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng đào tạo sát thực tế và khả năng “làm việc ngay” của sinh viên ngành Công nghệ may với những ưu điểm nổi bật: kinh nghiệm thực tế vững vàng, tinh thần chủ động học hỏi và khả năng thích ứng tốt. Trong các đợt tuyển dụng của doanh nghiệp, sinh viên HTU được trọng dụng hơn so với sinh viên các trường khác. Thay vì phải đi tìm việc như sinh viên các trường khác, sinh viên HTU được doanh nghiệp đến tận nơi tuyển dụng, được quyền lựa chọn doanh nghiệp, lựa chọn vị trí việc làm mà mình thích.

3. Phương thức xét tuyển ngành Công nghệ may

 

- Phương thức 1: Xét kết quả học tập THPT theo điểm năm lớp 11+HK1 lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm năm lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển

- Phương thức 2: Xét điểm thi tốt nghiệp năm 2023

- Phương thức 3: Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN

- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo phương án riêng
 
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: 
TẠI ĐÂY

Các bài viết khác

Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
3.715 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
193 lượt xem
Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
09/07/2024
2.173 lượt xem

Liên kết website