Trang chủ

Giảng viên Khoa Kinh tế tham dự Khóa đào tạo thiết kế thời trang - quản trị sản xuất của METI

Ngày đăng: 09:34 - 15/01/2019 Lượt xem: 931
Sáng ngày 7/1/ 2019 giảng viên khoa Kinh tế tham dự khóa học đào tào về  thiết kế thời trang, quản lý sản xuất do các chuyên gia Nhật Bản giảng dạy trong khuôn khổ hợp tác phát triển ngành Dệt May theo hiệp định VJEPA giữa Bộ kinh tế thương mại và Công nghiệp Ngật Bản (METI), Bộ Công thương Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam ( VITAS); Sự hỗ trợ của công ty TNHH thời trang Itochu – Nhật Bản tại trường Đại học Bách Khoa Hà NỘi. 

Giảng viên, Giáo sư Tadao TAKEUCHI cho rằng đào tạo kiến thức cơ sở là rất quan trọng.  Trên cơ sở kiến thức nền tảng, các công ty Việt Nam sẽ có khả năng đánh giá xu hướng thời trang đa chiều, bao gồm cả nhu hướng màu sắc và xu hướng dệt.  Sau khi đạt được các kỹ năng này, các công ty Việt Nam sẽ  tự nâng cao năng lực hướng đến sản xuất từ OEM lên ODM/OBM.

 
Theo giáo sư TAKEUCHI thị trường tương lai của thời trang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc sợi. Nhà sản xuất phải nghĩ xem đặc trưng sản phẩm mình là gì? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bước đầu tiên là phân tich khách hàng với các đặc trưng thiết kế, khuynh hướng màu sắc, khuynh hướng dệt may và định vị trên thị trường. đề xuất thiết kế chuẩn cho khách hàng như màu sắc, dệt may, chi phí sản xuất hướng tới phân tích khả năng bản thân doanh nghiệp. phân tích cấp độ thời trang của công ty mình và vị trí trên thị tr ường. Phân tích hiệu quả thị giác và hiệu quả xúc giác. Đặc biệt cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. vì vậy sẽ thay đổi nội dung theo sản phẩm, nên tạo định dạng phù hợp với sản phẩm và dữ liệu hóa về nó để trở thành dữ liệu chung của công ty. Và quan trọng là tên sản phẩm, quy cách về chiều rộng, chiều dài, tỉ lệ pha trộn sợi, số lượng sợi ngang và sợi dọc và mật độ sợi. trọng lượng cơ bản của vải, quan trọng hơn nữa là cần kiểm tra kỹ các công đoạn dệt, nhuộm màu, hoàn thiện và và đơn giá vải.
 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 178 Tổng truy cập: 33.395.485