Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG CTHSSV - THANH TRA GIÁO DỤC

Những sai lầm tân sinh viên dễ mắc phải khi học đại học

Ngày đăng: 04:19 - 30/10/2020 Lượt xem: 7.807
(Theo tuyensinh247.com)
Là sinh viên mới vào đại học, rời xa vòng tay bố mẹ, tập sống tự lập chắc chắn các em sẽ có những sai lầm. Các em cùng tham khảo chi tiết trong bài và chú ý đừng mắc phải nhé.

 
1. Nghỉ "xả hơi" quá lâu khi học năm nhất.
Năm nhất đại học, chắc hẳn các bạn cũng rất vui mừng vì công sức “dùi mài kinh sử” suốt 12 năm đã thu được trái ngọt. Trong đầu các bạn hẳn sẽ nảy ra vô số kế hoạch “ăn chơi” để bù đắp cho khoảng thời gian ôn thi Đại học vất vả.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trước khi vào đại học thường hay được nghe những câu nói như: "Học đại học nhàn lắm", "Đi học như đi chơi",... dẫn tới tâm lý chủ quan. Vì ở bậc đại học, các giảng viên chỉ là người truyền đạt các kiến thức chuyên môn, khơi ra những vấn đề mang tính gợi mở và chính các sinh viên sẽ là người tự tìm hiểu và nghiên cứu ở nhà. Thậm chí có nhiều bộ môn, thời gian dành cho sinh viên tự nghiên cứu, làm tiểu luận, thuyết trình trước lớp còn nhiều hơn thời gian giảng viên lên lớp.
Thực tế, nhiều bạn lầm tưởng rằng học đại học là dễ dàng, không để ý chuyện bài vở, rèn luyện. Có nhiều bạn không chỉ nghỉ "xả hơi" năm nhất mà chơi cả năm thứ hai. Khi vào học chuyên ngành mới chú ý.
Những hậu quả của việc nghỉ ngơi quá lâu:
-  Điểm số thấp
-  Thiếu trả nghiệm
-  Phải học lại, đồng nghĩa với tốn tiền, phí thời gian, tinh thần chán nản
-  Bị bạn bè bỏ xa về kết quả học tập và thành tích rèn luyện
-  Quen với việc học lại, thi lại => Đây là một thói quen xấu
-  Mất niềm tin vào bản thân và môn học (Do học lại quá nhiều khiến bạn chán nản)
Bạn thử nghĩ xem, tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng là tiền "mồ hôi nước mắt”, chắt chiu từ quê nhà. Nếu bạn chủ quan, lơ là học tập thì bố mẹ bạn ở quê lại càng vất vả hơn để kiếm tiền cho bạn học lại.
Hãy nhớ rằng: Học ở đại học không có ba mẹ sát bên, cũng không có thầy cô quản lý, điều quyết định thành công cho bạn chính là khả năng tự học.

2. Lơ là việc học Ngoại ngữ.
Dù học ngành nào đi chăng nữa, chắc hẳn chúng ta đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Hãy tranh thủ trau dồi vốn ngoại ngữ của mình ngay từ những năm đầu Đại học, khi mà các bạn còn nhiều thời gian cho bản thân.
Ngoại ngữ tốt không chỉ giúp các bạn có được những điểm số cao khi học tập ở bậc đại học mà còn mở ra cho các bạn rất nhiều cơ hội cho công việc sau này.
Thay vì nghỉ ngơi ở năm nhất, bạn có thể tham gia các hoạt động của các tổ chức nước ngoài hoặc đang ký học những khóa tiếng Anh giao tiếp để trau dồi kiến thức cho bản thân.

3. Sống khép kín, ngại tham gia các hoạt động của trường-lớp.
Vào đại học, mọi thứ đều xa lạ và mới mẻ, những người bạn cùng lớp, thầy cô, những người mà hằng ngày tiếp xúc, không có thứ gì thân thuộc. Nhiều bạn ngại làm quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, ngại tham gia các hoạt động tập thể, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếp xúc, kể cả những người bạn cùng lớp, cùng chỗ ở.
Đây là suy nghĩ và thói quen sai lầm đối với các bạn tân sinh viên. Có vô vàn kĩ năng mềm như giao tiếp, chịu áp lực với công việc, làm việc nhóm,… mà các bạn cần trang bị cho bản thân trước khi ra trường. Mà chỉ khi các bạn sống cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động tập thể mới có được.
Ngoài ra, từ việc tích cực tham gia các hoạt động trường lớp, bạn sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ thầy cô và các anh chị khóa trên. Thậm chí sẽ cũng giúp bạn có cơ hội gặp gỡ với các nhà tuyển dụng, công việc sẽ thuận lợi hơn.
Những lưu ý dành cho tân sinh viên:
- Luôn vui vẻ và cởi mở những cũng cần cẩn trọng khi kết bạn.
- Sử dụng mạng xã hội để kết bạn một cách thông minh.
- Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và những việc khác. Phải cố gắng cân bằng được vì nhiệm vụ chính của chúng ta vẫn là học tập.

4. Không đi làm thêm.
Nhiều bậc phụ huynh khuyên con, thậm chí cấm con đi làm thêm trong thời gian học Đại học. Thực tế làm một công việc bán thời gian, kể cả là bán hàng,… cũng sẽ đem lại những trải nghiệm rất có ích cho các bạn khi học Đại học.
Trải nghiệm cảm giác độc lập, tự mình đi kiếm tiền sẽ rất hạnh phúc và có ý nghĩa lớn với các bạn sinh viên. Tuy số tiền không lớn nhưng có thêm một khoản tiêu vặt mà lại do chính mình làm ra cũng sẽ rất thú vị. Từ đó, bạn cũng sẽ biết được số tiền kiếm ra thực sự không dễ dàng, và vì thế bạn phải cố gắng học tập để tránh phải học lại tốn tiền.
Tuy nhiên bản thân SV phải biết cân bằng giữa việc học và làm thêm. Khi các bạn nghỉ học quá nhiều, nhà trường luôn xét quá trình học tập của SV qua điểm trung bình tích lũy, số tín chỉ tích lũy. Nếu không đạt 2 yêu cầu này thì SV sẽ bị cảnh báo lần 1. Sau 3 lần cảnh báo liên tục nhưng không có lý do chính đáng sẽ buộc thôi học. Nếu SV không thỏa mãn được yêu cầu môn học thì sẽ bị đề nghị cấm thi.

5. Tự giới hạn bản thân và không tự tin về bản thân.
Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước tuyển các thực tập sinh hay tình nguyện viên cho các dự án, chương trình của họ. Nhiều bạn sợ rằng mình không đủ năng lực để làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, và không dám đăng ký tham gia.
Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, nó khiến sinh viên không có cơ hội phát triển bản thân. Mặc dù khi mới tham gia, bạn có thể chưa tự tin về bản thân, thậm chí có thể mắc sai lầm hoặc thất bại. Nhưng thất bại không phải là xấu xa nếu có thừa nhận và cố chống lại những thất bại đó, thành công lại càng viên mãn.
Không bao giờ lại quá muộn để bắt đầu một thứ gì cả, nếu các bạn vẫn còn niềm tin vào bản thân vì luôn luôn còn cơ hội để sửa sai và rút kinh nghiệm.
Những thứ trong năm nhất các bạn chưa làm tốt, hãy học cách làm lại, để trưởng thành. Hãy nhớ rằng: Con người học đi bằng cách ngã, nếu không ngã thì bạn không bao giờ đi được.
Khi tham gia vào các tổ chức này, các bạn vừa được mở rộng kiến thức, vừa có thêm kinh nghiệm để dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Một vài lưu ý dành cho các tân sinh viên:
1. Mục tiêu học hành rõ ràng
2Giữ vững tâm lý và học cách sống tự lập
3. Biết chi tiêu thông minh
4. Tự học và rèn luyện
5. Giữ gìn sức khỏe
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 184 Tổng truy cập: 32.512.677