Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 01:21 - 20/06/2023 Lượt xem: 314
Tác giả: Ths. Vũ Thị Nguyên
Đơn vị: TTTHM

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên. Trong đó, đổi mới công tác quản lý sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp cũng được coi trọng.

Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội là một trường công lập, đào tạo theo định hướng ứng dụng, có mô hình nhà máy (doanh nghiệp) ở trong trường nên có đủ điều kiện để sinh viên sau khi học xong một số học phần cơ bản có thể đăng ký đi thực tập sản xuất tại doanh nghiệp ngay tại trường. Trong quá trình thực tập các em sẽ được thực hiện may các công đoạn trên dây chuyền may hàng xuất khẩu. Khi mới đi thực tập, sinh viên còn bỡ ngỡ, một số sinh viên năng lực chưa đáp ứng công việc được giao nhưng không biết trao đổi những vướng mắc trong công việc với ai, ngại trao đổi với cán bộ quản lý nơi thực tập.
Vì vậy, nhằm giải quyết những vướng mắc của  sinh viên trong quá trình thực tập, nhà trường đã bổ sung giảng viên quản lý sinh viên tại nơi thực tập. Đây cũng là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả quá trình thực tập cho sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.

NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm về quản lý
Trong giáo dục - đào tạo: quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định.
Quá trình quản lý bao gồm : Lập kế hoạch è Tổ chức  è Triển khai è  Kiểm tra è Đánh giá.
  * Lập kế hoạch: Là lựa chọn những phương án thực hiện trong tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận của mỗi hệ thống quản lý. Xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện để đạt mục tiêu đó.
  * Tổ chức: Tổ chức tốt là thành công một nửa bởi vì tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc quyền hành và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả.
  * Triển khai: Là bắt đầu thực hiện kế hoạch đã được đưa đến từng bộ phận, thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công để đạt mục đích đặt ra.
  * Kiểm tra: Kiểm tra theo tiêu chí đã được xây dựng kèm theo mục tiêu và điều chỉnh các sai lệch (nếu có).
  * Đánh giá: Đánh mức độ hoàn thành công việc theo tiêu chí đã được đặt ra từ trước.
Quản lý giáo dục đào tạo là một hoạt động chủ yếu nhất trong toàn bộ các hoạt động của một nhà trường. Quá trình giáo dục - đào tạo là quá trình kế hợp giữa hoạt động của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm cải biến nhân cách của sinh viên theo những mục tiêu, yêu cầu của xã hội dưới sự tổ chức, quản lý của nhà trường.
1.2. Thực tập sản xuất
Thực tập sản xuất nhằm củng cố những kiến thức về lí thuyết đã được học trong nhà trường, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp theo mục tiêu đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, trong đó xác định những yêu cầu kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể phải đạt được về chuyên môn. Đồng thời hình thành các phẩm chất tâm lý nhân cách của con người: tác phong công nghiệp, tổ chức hợp lý nơi làm việc, củng cố các thao tác trong quá trình lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ yêu ngành nghề của người kỹ sư trong tương lai trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thực tập sản xuất nhằm tiếp cận với mô hình sản xuất may công nghiệp, được sử dụng các loại thiết bị chuyên dùng, cữ, gá, gá, dưỡng, máy lập trình,… để khi ra trường làm việc tại các doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ.
1.3. Quản lý thực tập sản xuất
 Quản lý thực tập sản xuất tại doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vậy giảng viên quản lý là những người có đầy đủ kiến thức - kỹ năng – thái độ làm chủ công nghệ mới, tổ chức sản xuất mới để sinh viên tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu phương pháp tổ chức sản xuất.
2. Quản lý thực tập sản xuất tại doanh nghiệp may
2.1. Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp may
* Mục đích, yêu cầu của thực tập sản xuất: Thực tập sản xuất là một giai đoạn cho sinh viên tập làm quen với dây chuyền sản xuất, với các chủng loại thiết bị, các loại cữ gá, mẫu dưỡng và các bước công việc trong một dây chuyền sản xuất, biết làm chủ tốc độ của thiết bị và đặc biệt là học được những thao tác công nghệ hợp lí, rèn luyện tác phong công nghiệp và nhiều kỹ năng trong tổ chức sản xuất. Đây là những bài học thực tế giúp cho sinh viên sau khi ra trường có thể tham gia trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp với những thao tác chuẩn xác, điều hành được sản xuất, xử lý được vướng mắc trong sản xuất.
* Vai trò, ý nghĩa của thực tập sản xuất: Giúp sinh viên được trực tiếp tham gia tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, am hiểu quá trình sản xuất, tạo sự say mê yêu nghề và gắn bó với ngành nghề, hiểu biết thêm về hoạt động nghề nghiệp trong tương lại một cách trọn vẹn. Tự đánh giá mình những mặt được, chưa được để tự rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn.
* Yêu cầu của thực tập sản xuất:
- Thời gian thực tập: 8 tuần (đối với ĐHM) và 6 tuần (đối với CĐM).
- SV đã được đào tạo qua chương trình kỹ thuật may cơ bản.
- SV được bố trí vào dây chuyền sản xuất, phân theo các tổ và được tham gia sản xuất vào một mã hàng cụ thể.
- Trong thực tập sản xuất, sinh viên được coi như một công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất trên dây chuyền may hàng xuất khẩu.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực tập sản xuất
* Mức độ thành thạo kỹ năng may cơ bản của sinh viên: Sinh viên đã học xong kỹ thuật may cơ bản, khi được bố trí vào dây chuyền sản xuất các em tự tin hơn, làm tốt công đoạn được giao.
* Thái độ nghề nghiệp của sinh viên: Những sinh viên có thái độ tốt sẽ trở thành người thợ tốt. Sinh viên cần mẫn, lắng nghe và tiếp thu những góp ý của giảng viên/cán bộ quản lý tổ sản xuất trong từng bước công việc, thích thú với công việc được giao thường là những sinh viên có kết quả cao trong thực tập.
* Nhà xưởng thực tập và các trang thiết bị cữ, gá, dưỡng, chuyên dùng: Hầu hết các thiết bị trong dây chuyền sản xuất thường xuyên được đầu tư chuyên sâu và đổi mới đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt đạt chất lượng tiêu chuẩn hàng may xuất khẩu.
* Kế hoạch sản xuất hàng: Kế hoạch sản xuất phải được lập rõ ràng, có khoảng thời gian sản xuất cụ thể từng mã, phân đúng năng lực của tổ may để đảm bảo tiến độ xuất hàng.
* Nguyên phụ liệu: Trong quá trình sản xuất nguyên phụ liệu phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi vào sản xuất để đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch đã định.
* Bộ phận kỹ thuật: May mẫu sản xuất đảm bảo đúng kỹ thuật, kiểm tra những thay đổi của khách hàng trước khi vào chuyền, rải chuyền đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bộ phận góp phần đẩy nhanh năng suất và chất lượng hàng ra chuyền.
* Cân đối chuyền may: Bộ phận cân đối chuyền rất quan trọng trong sản xuất. Khi có sinh viên thực tập, phân công sinh viên thực tập đến các chuyền may sao cho đủ để sản xuất các mã hàng, đảm bảo các bộ phận đều có việc làm không bị dư thừa.
2.3. Thực trạng về quản lý thực tập sản xuất
Trong những năm qua, công tác quản lý sinh viên thực tập sản xuất tại doanh nghiệp có nhiều ưu điểm tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế sau:
* Những ưu điểm:
 Đề cương thực tập sản xuất rõ ràng, cụ thể và xác định học phần thực tập sản xuất là rất quan trọng trong quá trình đào tạo đại học/cao đẳng ngành Công nghệ may.
 Sinh viên có kế hoạch thực tập hàng kỳ và được triển khai các nội dung trước khi đi thực tập. Tại doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện cho sinh viên thực tập sản xuất như: gia công sản xuất hàng xuất khẩu, đầy đủ các trang thiết bị chuyên dùng, cữ, gá, dưỡng (máy lập trình, máy bổ túi tự động, các thiết bị cộp là… ) đáp ứng được mục tiêu học phần thực tập sản xuất.
Được sự hướng dẫn tận tình của tổ trưởng, cán bộ doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập.
* Những hạn chế:
Về việc rèn luyện ý thức kỷ luật nơi thực tập: một số sinh viên chưa thực sự ý thức nghiêm túc thực hiện nội qui nơi thực tập (không tuân thủ đúng giờ giấc lao động theo nội quy nơi thực tập, trong thực tập không nghiêm túc, thiếu tập trung, ngại khó, kém nhiệt tình…), ngại giao tiếp với tổ trưởng. Các khóa ĐHM-K1,2 chưa có giảng viên quản lý trực tiếp tại nơi thực tập. Vì vậy, còn tồn tại một số  mâu thuẫn tại dây chuyền sản xuất chưa được giải quyết kịp thời.
Những ngày đầu thực tập, một số sinh viên còn bỡ ngỡ, chưa thực hiện tốt những công việc được giao và những đợt sinh viên thực tập đông (TTSX cùng với TTTN) trang thiết bị, cữ, gá, dưỡng, chuyên dùng không đủ thiết bị để sinh viên thực tập, không đáp ứng được mục tiêu trong những tuần đầu.
Trong quá trình thực tập, do năng lực sinh viên thực hiện trên dây chuyền chưa đáp ứng được kế hoạch sản xuất hàng dẫn đến tình trạng giãn ca, làm tăng giờ (trung bình 1-1,5h/ngày). Nguyên phụ liệu sản xuất có mã chưa đồng bộ dẫn đến thời gian sản xuất hàng bị kéo dài.
Ngoài ra, ở bộ phận kỹ thuật có những mã hàng may mẫu chưa chế thử sản phẩm, cữ , gá, dưỡng trước khi đưa vào sản xuất dẫn đến trong quá trình rải truyền vừa hướng dẫn vừa điều chỉnh mẫu nhiều lần làm ảnh hưởng đến năng suất của dây chuyền.
Tổ trưởng bố trí một số sinh viên chưa phù hợp với năng lực, ít được tham gia vào các công đoạn chính của dây chuyền dẫn đến lãng phí năng lực, luân chuyển bị hạn chế. Còn chậm trễ trong việc cung cấp tài liệu mã hàng cho sinh viên cũng như xác nhận kết quả sau khi kết thúc mã hàng (đối với ĐHM) và kết thúc tuần (đối với CĐM). Đánh giá phiếu theo dõi kết quả thực tập chưa chính xác. Vì vậy, việc tổng hợp lương còn để tình trạng sinh viên phản hồi về kết quả lương.
2.4. Kết quả đạt được
Kết quả thực hiện nội dung học phần thực tập sản xuất được thể hiện qua bảng sau:
Lớp Sĩ số Đánh giá kết quả Ghi chú  
Học tập  
XS % Giỏi % Khá % TBK+ % Yếu K %  
TB  
   
DHM-K2 391 0 0 123 31.46 251 64.19 68 17.39 0 0  
 
DHM-K3 347 2 0.6 111 32 210 60.519 24 6.92 0 0 Khi có GVCT  
 
Bảng 1: Kết quả học tập học phần TTSX qua các năm
Nội dung thực tập Kết quả
Sử dụng được một số thiết bị chuyên dùng, cứ, gá, dưỡng, trên dây chuyền 11.6%
Thực hiện các bộ phận phức tạp                       38.5%
Thực hiện các bộ phận ở mức trung bình                  73.2%
Bảng 2: Bảng kết quả thực hiện nội dung học phần
Qua bảng kết quả trên cho thấy, tỉ lệ sinh viên được sử dụng thiết bị chuyên dùng, cữ, gá, dưỡng rất thấp chỉ có 11.6%. Những bộ phận chính, phức tạp sinh viên có được tham gia may nhưng chiếm số lượng ít dẫn đến việc luân chuyển theo nội dung đề cương bị hạn chế. Vì vậy, cần có công tác đổi mới quản lý sinh viên thực tập để nâng cao hiệu quả quá trình, thực hiện nội dung học phần cũng như nâng cao chất lượng kết quả thực tập cho sinh viên.
3. Kế hoạch quản lý thực tập sản xuất tại doanh nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ may
Với những kết quả đạt được như trên, nhằm giải quyết những hạn chế để mang lại chất lượng thực tập sản xuất và hỗ trợ sinh viên  trong quá trình sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. Nhà trường đã bố trí 01 giảng viên chuyên trách quản lý sinh viên tại nơi  thực tập. Dựa vào chuẩn đầu ra của học phần và đề cương chi tiết từng tuần của học phần để xây dựng kế hoạch quản lý thực tập sản suất thực hiện như sau:
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP
 
STT
 
 
Nội dung thực hiện
 
Người thực hiện
Thời gian thực hiện/Tần suất báo cáo
1 - Tiếp nhận danh sách SV TTSX
- Gửi danh sách SV TTSX cho doanh nghiệp phân tổ TT.
- Nhận lại DS từ đơn vị TT và phân nhóm trưởng các tổ
- Gửi DS cho ban quản lý TT THM .
GVQL Trước ngày thực tập 2 tuần
2 - Kết hợp ban QLTT THM và GVHD họp triển khai nội dung đi TT trước khi đi TTSX
- Xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng tổ
GVQL Trước ngày thực tập tối thiểu 3 ngày
3 Bàn giao sinh viên cho DN tiếp nhận SV TTSX GVQL Ngày đầu tiên sinh viên đi TTSX
4 - Giới thiệu về đơn vị TT
- Phổ biến nội quy nơi TT cho sinh viên
Cán bộ DN Ngày đầu tiên sinh viên đi TTSX
5 Tiếp nhận sinh viên, bố trí công đoạn thực hiện theo năng lực Tổ trưởng Ngày đầu sinh viên đi thực tập
6 - Kiểm soát công đoạn, sản lượng của SV
- Ký phiếu theo dõi hàng ngày, xác nhận SL đạt/SL lỗi cho SV
 
Tổ trưởng
Hàng ngày
7 Ký nhận xét theo mã hàng (đối với ĐHM) và theo tuần (đối với CĐM) Tổ tưởng Khi kết thúc mã (ĐHM)/kết thúc tuần (CĐM)
8
 
Thu thập thông tin của sinh viên gửi cho cán bộ nơi TT để làm thẻ nhận lương
 
GVQL Mỗi đợt 1 lần, sau khi SV đi thực tập 2 ngày
9 - Kiểm tra sĩ số sinh viên thực tập
- Phối hợp với tổ trưởng phân công công việc/luân chuyển công đoạn phù hợp với năng lực và nội dung đề cương
- Xử lý những vướng mắc của SV tại thời điểm tức thời
- Kiểm tra phiếu theo dõi hàng ngày của SV
GVQL Hàng ngày
10 - Tổng hợp phiếu theo dõi hàng ngày của sinh viên, lấy nhận xét tổ trưởng
 
GVQL Khi kết thúc mã (ĐHM)/kết thúc tuần (CĐM)
11 Làm báo cáo tổng hợp các mã hàng trong đợt TT của sinh viên, sau đấy trả phiếu về tận tay SV
 
GVQL Mỗi đợt 1 lần, sau khi có tổ có mã hàng kết thúc
12 Cung cấp tài liệu mã hàng, bảng phân chuyền cho sinh viên GVQL Mỗi mã 1 lần
13
Báo cáo tuần     Đánh giá, phối hợp điều chỉnh
GVQL Mỗi tuần một lần vào thứ 2 của tuần kế tiếp
14 Họp rút kinh nghiệm trong quá trình thực tập sản xuất GVQL Mỗi đợt ít nhất 2 lần
15
 
Báo cáo tháng     Đánh giá, phối hợp điều chỉnh
GVQL Trước ngày 25 hàng tháng
16
 
Báo cáo tổng kết đợt     Đánh giá, phối hợp điều chỉnh
GVQL Mỗi đợt 1 lần
17
Báo cáo sơ kết kỳ     Đánh giá, họp rút kinh nghiệm
GVQL Mỗi kỳ 1 lần
 
KẾT LUẬN
Đổi mới công tác quản lý sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, bổ sung thêm một GVQL trực tiếp tại nơi TTSX  không những thể hiện sự quan tâm của nhà trường dành cho sinh viên mà còn nâng cao được chất lượng của quá trình thực tập, nâng cao được chất lượng đào tạo cho sinh viên của nhà trường nên cần duy trì và phát huy. Khi có giảng viên trực tiếp quản lý sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp đảm bảo đúng đề cương, được thực hiện  những công việc trên dây chuyền đúng với năng lực của sinh viên. Sinh viên được làm quen với nhiều công đoạn, các loại thiết bị trong sản xuất may công nghiệp. Giúp sinh viên giải quyết những vướng mắc trong công việc, là cầu nối giữa sinh viên và cán bộ quản lý nơi thực tập. Đặc biệt những sinh viên tay nghề kém sẽ được quan tâm giúp đỡ. Giảng viên quản lý thực tập đồng hành cùng sinh viên, động viên khích lệ sinh viên để cố gắng hoàn thành công việc được giao.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2011), Lý luận dạy học kỹ thuật, Trường Đại học Potsdam, Potsdam.
  2. Vũ Ngọc Hải (2003), Lý luận về quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
  3. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
  4. Đặng Vũ Hoạt (2007), Lý luận dạy học Đại học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
  5. https://news.timviec.com.vn/thuc-tap-la-gi-mot-vai-khai-niem-ve-thuc-tap-ma-ban-nen-biet-44615.html
  6. Báo cáo tổng kết  TTSX DHM hàng năm.
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 193 Tổng truy cập: 30.050.276