Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CHUYỀN – CÔNG ĐOẠN MAY CHO HỌC PHẦN THỰC TẬP KỸ THUẬT MAY 1 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Ngày đăng: 08:52 - 08/11/2023 Lượt xem: 148

                                                                            Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thu Hường
                                                                                        Đơn vị:  Trung tâm THM

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại các học phần thực hành may trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ may của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Sinh viên được trực tiếp tham gia sản xuất các sản phẩm trên thị trường theo dây chuyền may công nghiệp. Tuy nhiên, để áp dụng quy trình triển khai mã hàng trong sản xuất may công nghiệp vào giảng dạy học phần kỹ thuật may  tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, do đối tượng áp dụng là sinh viên tay nghề chưa ổn định, không đồng đều, cũng như trang thiết bị chuyên dùng không đầy đủ và chưa phù hợp với từng mã hàng.

Để có cái nhìn tổng quan về quy trình triển khai các mã hàng tại Trung tâm thực hành may (TTTHM) trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, giúp các giảng viên thống nhất được quy trình triển khai, dễ dàng triển khai các mã hàng, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đảm bảo mục tiêu học phần. Bài viết đưa ra quy trình triển khai mã hàng công đoạn may áo đồng phục học sinh tại học phần Thực tập kỹ thuật may 1 (TTKTM1) từ đó có thể áp dụng quy trình triển khai vào các mã hàng khác nhau.

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.1. Triển khai mã hàng

Theo từ điển Oxfofd triển khai là quá trình đưa ra một quyết định hoặc kế hoạch có hiệu lực vào thực thi.

Triển khai là một động từ có nghĩa là hành động, triển khai theo mỗi ngành nghề có khái niệm khác nhau, các mô hình triển khai khác nhau nhưng đều là hoạt động đưa các nguồn lực vào hành động có hiệu quả.

Triển khai mã hàng là triển khai các bước công việc cho từng cá nhân và bộ phận cụ thể để thực hiện gia công các chi tiết nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh trên dây chuyền may.

2.2. Quy trình triển khai mã hàng

Là các bước công việc cần thực hiện trong quá trình triển khai mã hàng theo thứ tự hợp lý để may được sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu khách hàng đã đưa ra [2].

3. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MÃ HÀNG ỨNG DỤNG CHO HỌC PHẦN THỰC TẬP KỸ THUẬT MAY 1 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Quy trình triển khai mã hàng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất may công nghiệp như: Loại trừ những trường hợp bất hợp lý trong quá trình sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp. Kiểm tra, phát hiện và xử lý các tình huống phát sinh nhanh chóng thuận tiện. Nâng cao năng suất chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Để quy trình được triển khai đạt kết quả cần dựa trên một số yêu cầu: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị theo yêu cầu của mã hàng trước khi sản xuất. Nguyên phụ liệu (NPL) phải đầy đủ, đồng bộ chính xác theo bảng mầu. Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) rõ ràng, tường minh.

Xác định được tầm quan trọng của quy trình và yêu cầu trước khi triển khai. Tác giả đưa ra được quy trình triển khai chuyền mã hàng áo sơ mi đồng phục học sinh công đoạn may ứng dụng cho học phần TTKTM1 như sau:

Quy trình triển khai công đoạn may gồm 5 bước:

   

          Hình 3.1. Quy trình triển khai công đoạn may

 
Bước 1: Chuẩn bị

Nhận kế hoạch hàng: loại sản phẩm, số lượng, mầu, cỡ

Lập kế hoạch chi tiết (về thời gian TB/SP, số lượng hàng/SV, ngày vào, ngày kết thúc), ký duyệt thông qua tổ môn và quản lý Trung tâm

 Nhận TCKT mã hàng tại phòng kỹ thuật

Nhận bán thành phẩm (BTP), nguyên phụ liệu (NPL) kiểm tra BTP, NPL dựa vào bảng mầu và theo TCKT mã hàng, kiểm tra về mẫu, cỡ, số lượng


Phân tích quy trình công nghệ may áo đồng phục học sinh (dựa vào sản phẩm mẫu, TCKT mã hàng xây dựng quy trình).

Để tính được thời gian thực hiện các bước công việc, nhịp chuyền, số lượng lao động trên chuyền dựa vào quy trình, thời gian chuẩn có sẵn (đối với mã hàng tương đồng đã được thực hiện) hoặc bấm thời gian SV may mỗi cụm chi tiết từ 3 đến 5 lần sau đó tính thời gian trung bình cho từng tiểu tác.

                     Ví dụ:

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Thời gian TB

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

 

1

Làm dấu

170

169

168

167

165

168

2

May nẹp trái

139,6

138

136,2

136,2

135,2

137,4

3

May nẹp phải

139,6

136

138,2

135,2

136,2

137,4

..

….

Các cụm chi tiết khác của sản phẩm áo sơ mi cách làm tương tự để ra được hoàn chỉnh sản phẩm.

Cách xác định quy đổi bậc thợ dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Để áp dụng với sinh viên dựa tiêu chuẩn nghề quốc gia và kết hợp vào điểm tổng kết học phần trước để xác định bậc thợ cho phù hợp với từng công đoạn, trong bảng phân chuyền căn cứ vào mức độ khó của cụm chi tiết để cân đối bậc thợ cho phù hợp với năng lực SV.

Dựa vào cách tính nhịp dây chuyền, công suất chuyền và quy đổi bậc thợ đưa ra được bảng phân tích quy trình may áo sơ mi đồng phục học sinh (bảng 3.1)

                   Bảng 3.1. Phân tích quy trình may áo sơ mi đồng phục học sinh

                                               Mã: 01

                                               Tổng thời gian chế tạo: 5408

                                               Nhịp chuyền: 200

                                               Số SV: 27

                                               Số lượng hàng: 200sp

 

TT

Nội dung bước công việc

Thiết bị

Thời gian (SV) (s)

Số lao động

Bậc thợ (năng lực SV)

Ghi chú

 

1

Sang dấu

Phấn

168

0.9

1

 

2

May nẹp cúc

Máy 1 kim, cữ

137.4

0.7

2

 

3

May nẹp khuyết

Máy 1 kim, cữ

137.4

0.7

2

 

4

May miệng túi

Máy 1 kim

71.4

0.4

2

 

6

May dán túi

Máy 1 kim, chân vịt mí

135

0.7

3

 

5

Là túi

Bàn là

91.2

0.5

2

 

7

May chắp cầu vai thân sau

Máy 1 kim

131.4

0.7

2

 

8

May mí cầu vai

Máy 1 kim, chân vịt diễu

85.2

0.5

2

 

9

May lộn vai con

Máy 1 kim

143.4

0.8

2

 

10

May mí vai con

Máy 1 kim, chân vịt diễu

114.6

0.6

2

 

11

May lộn bản cổ

Máy 1 kim, dưỡng

129

0.7

2

 

12

Sửa lộn bản cổ

Kéo

180

1.0

1

 

13

May diễu bản cổ

Máy 1 kim, chân vịt diễu

133.2

0.7

2

 

14

.................................

................................

.....

....

...

 

 

Tổng

 

5408

27

 

 

Căn cứ vào bảng phân tích quy trình may đã xây dựng giảng viên (GV) tiến hành lập bảng phân chuyền (bảng 3.2).

Dựa vào số lượng sinh viên (SV) hiện có, năng lực từng SV, mức độ khó, thời gian của công đoạn GV tiến hành lập bảng phân chuyền, trong bảng phân chuyền thể hiện rõ các công đoạn, thiết bị, thời gian, cấp bậc thợ tương đương năng lực SV, tên SV, SV nhảy chuyền.

Bảng 3.2. Bảng phân chuyền áo sơ mi đồng phục học sinh

                      BẢNG PHÂN CHUYỀN ÁO SƠ MI ĐỒNG PHỤC HỌC SINH

                                               Mã: 01

                                               Tổng thời gian chế tạo: 5408

                                               Nhịp chuyền: 200

                                               Số SV: 27

                                               Số lượng hàng: 200sp

 

TT

Ghép
BCV

Nội dung bước công việc

Thiết bị

Thời gian (s)

Lao động

số LĐ sau ghép

Tên SV

SV nhảy chuyền

Bậc thợ

Ghi chú

 

 

 

 

1

1

Sang dấu thân trước

Phấn

168

0.8

1.0

 

 

1

 

 

 

2

2+3

May nẹp cúc

Máy 1 kim, cữ

137.4

0.7

1.0

 

 

2

 

 

 

3

May nẹp khuyết

Máy 1 kim, cữ

137.4

0.7

2

 

 

 

4

4+5

May miệng túi

Máy 1 kim

71.4

0.4

1.0

 

 

2

 

 

 

11

11

May lộn bản cổ

Máy 1 kim, dưỡng

129

0.6

1.0

 

 

2

 

 

 

12

12+13+29

Sửa lộn bản cổ

Kéo

180

0.9

2.0

 

 

1

 

 

 

13

Sửa, lộn 3 lá cổ

Kéo

54

0.3

 

 

1

 

 

 

29

Sửa + lộn bác tay

Kéo

177.6

0.9

 

 

1

 

 

 

15

.....................

.............

........

.....

......

.......

...

 .....

 

 

34

34

Là hoàn thiện sản phẩm

Bàn là

174

0.9

1.0

 

 

2

 

 

 

 

 

Tổng

 

5408

27

27

 

 

 

 

 

 

Bước 2. Rải chuyền

Sau khi các điều kiện thực hiện đã được chuẩn bị xong, GV phổ biến các yêu cầu về mã hàng: mục tiêu thực hiện, các chỉ tiêu về định mức NPL, chỉ tiêu về số lượng sản phẩm cần phải đạt trong ca học và thời gian thực hiện mã hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng, cách thức theo dõi, ghi chép số lượng hàng vào sổ theo dõi cá nhân.

Hướng dẫn SV cách đánh số, tách bàn, làm dấu…

Dựa trên danh sách SV đã được phân công trong bảng thiết kế chuyền (phân chuyền), GV sắp xếp vị trí luyện tập theo bảng phân chuyền (bảng 3.2), thông báo bộ phận (công đoạn) vào vị trí máy được phân công theo sơ đồ (hình 3.2)

 

                  

                          

                Hình 3.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền áo sơ mi đồng phục học sinh

Phát BTP và NPL liên quan cho từng công đoạn, yêu cầu kiểm tra, sắp xếp các chi tiết BTP và NPL vào các vị trí hợp lý, thuận lợi cho quá trình thao tác.

Hướng dẫn SV giao và nhận BTP giữa các bộ phận liên quan và hướng dẫn SV thực hiện các công việc được phân công từ công đoạn đầu cho đến công đoạn cuối theo đúng quy trình may.

Bước 3. Kiểm soát chất lượng, năng suất

Hướng dẫn SV kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn, sản phẩm đạt chất lượng chuyển công đoạn sau và yêu cầu công đoạn sau kiểm tra công đoạn trước thực hiện 2 kiểm trên chuyền. Giao định mức, kế hoạch sản phẩm theo bộ phận.

Bước 4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền

Sau khi các sản phẩm trên dây chuyền tại các bộ phận tương đối ổn định, GV kiểm tra giám sát chất lượng các bộ phận trên dây chuyền và điều chỉnh lại các công đoạn bị ùn tác hoặc chất lượng không đảm bảo do năng lực SV chưa phù hợp với mức độ khó của công đoạn. Trong quá trình kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, nếu phát hiện ra các lỗi sai hỏng, GV tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn SV khắc phục. GV kiểm tra 100% hàng ra chuyền. Yêu cầu chỉnh sửa các sản phẩm có mắc lỗi đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm.

Bước 5. Nhập thành phẩm

KCS kiểm tra hàng đã ra chuyền, sản phẩm kiểm tra đạt chất lượng, nhập thành phẩm lên kho theo đúng số lượng, cỡ, gấp gói theo yêu cầu. Có ký giao nhận của KCS, GV, thủ kho.

4. KẾT LUẬN

Quy trình triển khai chuyền công đoạn may có vai trò quan trọng trong việc triển khai các mã hàng tại học phần thực tập kỹ thuật may. Khi có được quy trình triển khai cụ thể rõ ràng giúp cho quá trình triển khai công đoạn may được rút ngắn thời gian gia công mã hàng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn giúp giảng viên đánh giá được năng lực của SV thông qua chất lượng, thời gian thực hiện các công đoạn được phân công.

Từ quy trình triển khai chuyền công đoạn may của mã hàng áo sơ mi đồng phục học sinh các giảng viên có thể vận dụng vào các mã hàng khác nhau, thống nhất được quy trình triển khai mã hàng, đánh giá năng lực sinh viên để cân bằng chuyền.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đà Nẵng; NB


2. Võ Phước Tấn (2006), Giáo trình môn học công nghệ may 5 quy trình công nghệ sản xuất may, Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Tài liệu giảng dạy, Công nghệ sản xuất may công nghiệp 3. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 44 Tổng truy cập: 18.737.211