Trong thời đại công nghiệp 4.0, ngành dệt may Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu công nghệ và sáng tạo. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, với ngành Công nghệ Sợi Dệt, đã và đang đóng vai trò tiên phong trong việc đào tạo những kỹ sư đáp ứng yêu cầu đó.
Với đội ngũ giảng viên gồm 1 Phó Giáo sư, 3 Tiến sĩ và 6 Thạc sĩ, ngành Công nghệ Sợi Dệt không chỉ mạnh về kiến thức chuyên môn mà còn luôn cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực kéo sợi, dệt kim, dệt thoi, vật liệu mới và công nghệ tái chế bền vững. Các thầy cô là những nhà khoa học, nhà giáo ưu tú, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Giảng viên bộ môn CN Sợi dệt dự hội thảo khoa học
Chương trình đào tạo của ngành được thiết kế bài bản, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại với các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, và thường xuyên tham gia trải nghiệm thực tế tại các nhà máy lớn – nơi quy trình sản xuất sợi được tự động hóa, kiểm soát chất lượng bằng các thiết bị tiên tiến.
Giảng viên và sinh viên ngành Sợi Dệt đi tham quan hội trợ triển lãm quốc tế
Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề – những yếu tố cốt lõi để trở thành kỹ sư thành công trong thời đại mới. Không dừng lại ở giảng dạy, tập thể giảng viên ngành Công nghệ Sợi Dệt còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, công bố nhiều công trình uy tín, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất – góp phần làm nên thương hiệu cho ngành học và cho cả nhà trường.
Sinh viên DHSD K7 đi tham quan nhà máy sợi Trà Lý – Hưng yên
Ngành Công nghệ Sợi Dệt – Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội chính là bệ phóng vững chắc cho những ai đam mê công nghệ, yêu thích sự sáng tạo và mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai. Trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp xanh, đổi mới và mở rộng hợp tác quốc tế. Nhiều giảng viên đã công bố công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước, hướng tới mô hình đào tạo gắn nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Ths. Tạ Thị Dịu giảng viên bộ môn CN Sợi Dệt