Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SỢI - DỆT

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường do khoa Sợi dệt chủ trì

Ngày đăng: 03:36 - 20/01/2020 Lượt xem: 817
Ngày 16/01/2020,  Hội đồng nghiệm thu cấp khoa – Khoa Sợi dệt tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu hòa tan fibroin tơ tằm để xử lý hoàn tất cho vải viscose dệt thoi” do ThS. Võ Thị Lan Hương – Phó trưởng bộ môn Sợi dệt làm chủ nhiệm đề tài. 
Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu
Hội đồng nghiệm thu gồm có: ThS. Vũ Đức Tân, Phó trưởng khoa Sợi dệt, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Trần Minh Nam, Phản biện 1; ThS. Nguyễn Đức Mai – Giảng viên khoa KHCB, Phản biện 2;  ThS. Nguyễn Văn Hải – Giảng viên khoa Sợi dệt, Ủy viên; Ths. Nguyễn Nhật Thành – Giáo vụ khoa Sợi dệt, Thư ký Hội đồng.
ThS. Võ Thị Lan Hương, chủ nhiệm đề tài báo cáo
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ThS. Võ Thị Lan Hương báo cáo trước Hội đồng các nội dung chính trong đề tài gồm: Nghiên cứu tổng quan; Nghiên cứu hòa tan và tái sinh fibroin tơ tằm; Nghiên cứu xử lý hoàn tất vải viscose dêt thoi bằng dung dịch fibroin tơ tằm. Về lý do nghiên cứu: Tác giả chọn đối tượng vải viscose để thực hiện nghiên cứu do đây là loại vải có các tính chất tốt của vật xenlulo tái sinh như tính mềm mại, bóng đẹp, thấm hút mồ hôi, làm mát cơ thể, tạo sự thông thoáng, giá thành không cao … Tuy nhiên, vải viscose lại không có một số tính chất như vải tơ tằm như tính phù hợp sinh học, khả năng chống tia UV… Do vậy, vải viscose được xử lý hoàn tất bằng fibroin tơ tằm có thể sẽ bổ sung một số tính chất mới, tăng giá trị và mở rộng phạm vi sử dụng vật liệu này.

Tại buổi nghiệm thu, tác giả đã được nghe nhiều ý kiến góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng. Các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá đây là đề tài khó, sự thành công của đề tài sẽ mở ra hướng đi mới để nâng cao chất lượng mặt hàng vải viscose đang sản xuất trong nước. Đề tài được đánh giá cao khi đã có nghiên cứu thực nghiệm xác định được khả năng hòa tan và tái sinh của fibroin tơ tằm, đã đo được một số chỉ tiêu chất lượng của vải viscose sau khi được xử lý bằng fibroin tơ tằm.  Để đề tài hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng yêu cầu tác giả và nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa lại một số nội dung để báo cáo ngắn gọn và tường minh hơn, giúp tác giả có cơ sở để hoàn thiện đề tài tốt hơn.
         Nguyễn Nhật Thành- Ban biên tập website khoa Sợi Dệt

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 225 Tổng truy cập: 31.832.265