Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SỢI - DỆT

Nghiệm thu SKKN “Giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường ĐH CN Dệt May Hà Nội”

Ngày đăng: 06:09 - 28/12/2017 Lượt xem: 1.146
Chiều ngày 4/12/2017, Hội đồng Khoa học trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã nghiệm thu và đánh giá xếp loại B sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội” của Th.s Tạ Thị Dịu, giảng viên Khoa Công nghệ Sợi Dệt.
 
 
Th.s Tạ Thị Dịu báo cáo nội dung nghiên cứu “Giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội”
 
Hiện nay, đối với ngành Công nghệ Sợi Dệt của nhà trường, chương trình đào tạo chiếm trên 50% giờ thực hành, việc đưa sinh viên đi thực tế tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhà trường đã trang bị một dây chuyền kéo sợi với các thiết bị: máy chải thô, máy ghép cúi, máy kéo sợi thô và máy kéo sợi con tại phòng thực hành Sợi. Với các mục tiêu: Khai thác sử dụng dây chuyền kéo sợi chải thô vào giảng dạy các học phần của ngành Công nghệ Sợi Dệt. Đồng thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên có được kỹ năng cơ bản về kéo sợi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ Sợi dệt của nhà trường. Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội” của Th.S Tạ Thị Dịu tập trung nghiên cứu các nội dung về: Máy chải thô CK – 205 Toyoda; Máy ghép DZ2P; Máy sợi thô FL; Máy sợi con RY; Dây chuyền kéo sợi chải thô; Và đưa ra 5 nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
 
Đ/c Nguyễn Thu Phượng – Ủy viên Hội đồng Khoa học, Phó Hiệu trưởng nhận xét tại buổi nghiệm thu
 
Tại buổi nghiệm thu, SKKN đã được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao về tính cấp thiết, hiệu quả nghiên cứu và nhận được một số ý kiến nhận xét về những vấn đề: Cần đưa thêm chức năng của các thiết bị máy chải thô, máy ghép, các hình ảnh của các thiết bị để có sự liên kết với mục giải pháp; bổ sung hiệu quả về đào tạo, trong thời gian tới có thể áp dụng giảng dạy ít nhất 4 học phần; bổ sung hiệu quả về kinh tế…
Kết luận buổi nghiệm thu, PGS.TS.Trần Minh Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học đã chỉ ra tính hiệu quả của SKKN: Áp dụng giảng dạy cho 4 học phần của ngành Sợi Dệt: Công nghệ sợi; Bảo trì bảo dưỡng; Vật liệu sợi dệt; Thực hành kéo sợi; Giảm thiểu được các chi phí cho nhà trường và sinh viên khi đi thực tập. Tuy nhiên cần phân tích rõ ràng hiệu quả kinh tế sau thử nghiệm. Hội đồng đã nhất trí đánh giá xếp loại B cho SKKN “Giải pháp sử dụng hiệu quả dây chuyền kéo sợi chải thô tại phòng thực hành Sợi Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội”.
 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 174 Tổng truy cập: 18.415.355