Shima Seiki, nhà cung cấp giải pháp đan phẳng hàng đầu tại Wakayama, Nhật Bản, đã được Nội Các Quan Hệ Công Chúng của Văn phòng Chính phủ Nhật Bản chọn là một trong những công ty sáng tạo trong việc thực hiện hiệu quả các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDGs – được khởi xướng bởi Liên Hợp Quốc như một lộ trình toàn cầu).
Tại phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm 2019, Hội nghị thượng đỉnh SDG sẽ xem xét tiến độ triển khai SDG của các nước tham gia.
Là một phần nỗ lực của Văn phòng Nội Các Nhật Bản trong việc xúc tiến công nghệ tiên tiến của các công ty nội địa về SDGs tại Hội nghị thượng đỉnh, công ty Shima Seiki đã được đề cử nhờ các giải pháp khả thi trong tiêu thụ và sản xuất bền vững. Thành tựu này đạt được nhờ sự kết hợp giữa máy dệt kim Wholegarment (tạm dịch: Máy dệt kim hoàn chỉnh) và hệ thống thiết kế.
Ông Mitsuhiro Shima, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Shima Seiki chia sẻ: “Shima Seiki tập trung vào việc chuyển đổi cách ngành công nghiệp thời trang sử dụng lao động: từ một ngành lao động cần nhiều nhân lực trở thành một ngành công nghiệp tập trung vào tri thức, nhằm giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm, từ đó giải quyết các vấn đề môi trường và tạo ra một thế giới bền vững.”
Chất thải trong ngành may mặc
Tác động mà ngành công nghiệp thời trang gây ra cho môi trường hiện đang được xem như một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh chúng ta đang sống. Phần lớn những vấn đề này bắt nguồn từ sự lãng phí trong sản xuất và lãng phí trong tiêu dùng, dù có quá nhiều hay ít.
Shima Seiki đang giải quyết những vấn đề này bằng máy dệt kim Wholegarment. Đối đối với các phương pháp sản xuất trang phục đan truyền thống, các bộ phận riêng biệt sẽ được đan, cắt và khâu lại với nhau, thì phương pháp dệt kim này có khả năng sản xuất toàn bộ hàng may mặc mà không cần đường may, chỉ sử dụng số lượng sợi vừa đủ để đan trang phục đó.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Ngoài ra, bằng cách tối ưu trong sử dụng hệ thống thiết kế 3D dòng SDS-ONE APEX cho lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm, mô phỏng hình ảnh có thể được sử dụng làm mẫu ảo, giúp thay thế việc phải đan thật khi tạo mẫu, một quá trình chiếm phần lớn thời gian, chi phí và vật liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng hàng may mặc.
Hệ thống thiết kế 3D của Shima Seiki cho phép người dùng tạo ra các mẫu ảo có độ phân giải cao, với vẻ ngoài giống như các sản phẩm thực tế mà vẫn tiết kiệm nguyên liệu.
Các mẫu ảo có thể được sử dụng ở kênh bán lẻ để đánh giá sự chấp nhận, thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sắp ra mắt. Dữ liệu sau đó có thể được sử dụng trong dự báo nhu cầu sản phẩm. Những phản hồi như vậy có thể được sử dụng để điều chỉnh số lượng sản xuất và tối ưu hóa hàng lượng tồn kho, giúp giảm thiểu lãng phí từ hàng tồn còn thừa. Sự kết hợp giữa phương pháp đan Wholegarment và tạo mẫu ảo cung cấp một mô hình sản xuất mới có thể rút ngắn đáng kể thời gian của chu kỳ sản xuất, và hiện thực hóa việc tiêu thụ và sản xuất bền vững.
Nguồn: https://vinatex.com.vn