- ITMA 2019 được tổ chức tại Barcelona với 1717 đơn vị tham gia triển lãm đến từ 45 nước, với 114.500 m2 diện tích thực để trưng bày trong tổng số 200.000 m2 diện tích sử dụng cho toàn bộ khu triển lãm, tăng 9% so với triển lãm 2015 tại Milan. Triển lãm này cũng nhận được sự hỗ trợ, tài trợ của hơn 190 tổ chức trên toàn thế giới.
- Các nhà trưng bày chủ yếu đến từ các quốc gia sau:
+ Italia: 364
+ Trung quốc : 276
+ Đức : 222
+ Ấn độ: 169
+ Thổ nhĩ kỳ: 164
- Diện tích trưng bày tập trung vào một số nước lớn như sau: Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sản xuất máy sợi, dệt, nhuộm, may của Châu âu (CEMATEX) chiếm 65% diện tích trưng bày trong đó Italia là 26%, Đức là 18%. Những nước ngoài CEMATEX thì diện tích trưng bày lớn thuộc về Thổ nhĩ kỳ chiếm 9%, Trung quốc chiếm 8%, Ấn độ chiếm 5%.
- Top 5 lĩnh vực có nhà sản xuất thiết bị dệt may tham gia triển lãm nhiều nhất bao gồm:
+ Sợi: 281 doanh nghiệp
+ Dệt thoi: 182 doanh nghiệp
+ Dệt kim : 136 doanh nghiệp
+ Nhuộm, hoàn tất: 325 doanh nghiệp
+ In: 157 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực in ấn tham gia triển lãm lần này tăng trưởng 38% so với triển lãm 2015, tăng mạnh nhất trong các lĩnh vực tham gia triển lãm 2019; công ty giải pháp in MS đã thu hút 600 khách thuộc 90 nước đến liên hệ trong1 ngày. Số các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp giải pháp số cho ngành công nghệ may cũng tăng 27% so với triển lãm ITMA 2015.
- Có khoảng 105.000 khách đến từ 137 quốc gia đã tham quan triển lãm. 5 Quốc gia có số khách tham gia nhiều nhất là : Tây ban nha (11%), Italia (10%), Ấn độ (8%), Thổ nhĩ kỳ và Đức đều khoảng 7%.
- Các giải pháp công nghệ nổi lên ở tất cả các lĩnh vực:
+ Số hóa từng thiết bị riêng lẻ: các cảm biến được đặt ở tất cả các vị trí liên quan đến thu thập dữ liệu để xử lý các thông số vận hành của thiết bị, thông số công nghệ của sản phẩm, thông số về chất lượng sản phẩm, thông số về năng suất của thiết bị. Xu thế này mạnh đến mức các nhà sản xuất đã và sẽ dự kiến trong thời gian ngắn trước mắt, đặt cảm biến thu thập dữ liệu ở tất cả các dữ liệu trên, kể cả dữ liệu đó chưa được xử lý ngay trong ngắn hạn mà sẽ được tích hợp vào quá trình xử lý trong tương lai tùy thuộc nhu cầu và năng lực tài chính của khách hàng.
+ Phát triển phần mềm quản lý toàn bộ nhà máy để tiến tới hình thành nhà máy thông minh hoàn chỉnh trong tương lai. Các phần mềm được phát triển hướng tới liên kết các thiết bị số của cùng một hãng sản xuất để quản lý chất lượng, quản lý năng suất, quản lý thiết bị trong không gian số, sử dụng công nghệ điện toàn đám mây, dữ liệu lớn và Internet vạn vật. Điểm vướng mắc mà nhiều nhà sản xuất tại ITMA 2019 nêu ra là hiện chưa có sự tương đồng về giải pháp phần mềm khi kết nối thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Đây là một vướng mắc rất lớn đối với các dây chuyền sản xuất phải sử dụng thiết bị của nhiều hãng như sản xuất sợi, dệt. Đối với sản xuất may, nhuộm thì ít gặp vướng mắc này hơn do các thiết bị trong dây chuyền sản xuất may, nhuộm thường do cùng một hàng sản xuất trọn gói.
+ Sản xuất bền vững, sản xuất xanh: đây là xu hướng của các công nghệ sản xuất sản phẩm dệt may trong giai đoạn tới.
- Các giải pháp theo hướng công nghiệp 4.0 trong ngành sợi tại ITMA 2019
+ Máy mở kiện bông, máy cúi, máy chải, máy thô, máy con, máy đánh ống: đều được số hóa và điều khiển bằng bảng điện tử hoặc Ipad. Toàn bộ các thông số của máy đều được hiện thị trực quan trên bảng điện tử để người vận hành quan sát, phán đoán và điều chỉnh máy. Công tác đóng gói búp sợi thành phẩm được tự động hóa bằng Robot.
+ Hệ thống quản lý Uster Quality Expert: các thông số thu được từ máy Uster và Quantum được kết nối với nhau qua mạng để theo dõi trực tuyến chất lượng sợi trong quá trình sản xuất.
+ Các phần mềm quản lý nhà máy sợi đã được phát triển gồm: Phần mềm giám sát nhà máy sợi thông minh SpiderWeb, phần mềm quản lý hệ thống bảo trì thiết bị sợi thông minh Uptime.