Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG ĐÀO TẠO

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

Ngày đăng: 03:02 - 01/08/2022 Lượt xem: 444
 
Ngày 21/7/2022 Hội đồng khoa học trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tổ chức nghiệm thu trực tuyến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu, mô phỏng mạch nguồn trong máy may điện tử JuKi DDL – 9000c bằng phần mềm Proteus”. Đề tài do TS. Bùi Anh Tuấn, phòng Đào tạo làm chủ nhiệm.
      
TS. Bùi Anh Tuấn, chủ nhiệm đề tài, báo cáo tại buổi họp
Hội đồng nghiệm thu là các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực cơ điện: TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng; ThS. Phan Đức Khánh – Trưởng khoa Cơ điện, Phản biện 1; TS. Ngô Kiên Trung – Giảng viên khoa Cơ điện, Phản biện 2; ThS. Bùi Thế Thành – Phó trưởng khoa Cơ điện, Ủy viên; TS. Nguyễn Quang Thắng – Phó trưởng phòng TS&TT, Ủy viên; ThS. Nguyễn Thái Cường – Giảng viên khoa Cơ điện, Ủy viên; ThS.NCS. Nguyễn Thị Lan Hương – Phó trưởng bộ môn khoa Cơ điện, Thư kí.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài
Đề tài đã nghiên cứu được cách ứng dụng phần mềm Proteus phiên bản 8.13 để mô phỏng mạch nguồn xung trong máy may điện tử Juki DDL – 9000C. Dựa vào sơ đồ mạch nguồn xung máy may điện tử một kim Juki DDL-9000C thực tế, nguồn gốc và chủng loại các linh kiện chính của mạch đã được tìm hiểu, phân tích. Sơ đồ mạch mô phỏng nguồn xung tương đương được xây dựng bằng phần mềm Proteus phiên bản 8.13. Các thông số của mạch mô phỏng được tính toán dựa vào các giá trị điện áp đầu vào và đầu ra thực tế của mạch nguồn xung máy may điện tử Juki DDL-9000C. Các kết quả mô phỏng phù hợp với thực tế cả về giá trị. Dựa vào sơ đồ nguyên lý mô phỏng, mạch in cũng được thiết kế và hoàn thiện.

Sản phẩm đề tài: Mô hình mô phỏng nguồn xung máy may điện tử một kim Juki DDL-9000C
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được dùng làm tài liệu, công cụ phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường; bổ trợ kiến thức cho một số học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trong ngành dệt may và ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí; giúp sinh viên có thể chủ động khai thác phần mềm để nghiên cứu các mạch điện tử khác.

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo những nội dung nghiên cứu chính, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tính ứng dụng của đề tài. Đề tài đã được 100% thành viên Hội đồng nhất trí nghiệm thu và đề xuất với khoa Cơ điện đưa vào ứng dụng trong giảng dạy ngay từ năm học 2022-2023. 

 
Nguyễn Thị Thu Hồng_Phòng Đào tạo
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 262 Tổng truy cập: 33.343.684