Dệt may là một trong những ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong 20 năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân 16.9%/năm. Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là kim chỉ nam vô cùng cần thiết ngành dệt may. Với ưu điểm giúp tăng năng suất, đẩy nhanh quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm các thiết bị may điện tử đang được các doanh nghiệp dệt may đầu tư để thay thế thiết bị may cơ trước đây. Phần quan trọng nhất để thiết bị may điện tử vận hành được chính là bo mạch máy may điện tử, bao gồm các linh kiện điện tử riêng lẻ (điện trở, tụ điện, bóng bán dẫn, vi mạch…). Hiện nay khi bo mạch máy may điện tử hỏng, doanh nghiệp dệt may chỉ có thể gửi sang hãng sửa chữa hoặc đầu tư thiết bị mới với chi phí rất lớn. Cùng với việc gia tăng các thiết bị máy may điện tử, nhu cầu về đội ngũ nhân lực để sửa chữa các bo mạch máy may điện tử trong các doanh nghiệp ngày càng lớn
Cũng vì tầm quan trọng này, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã mở lớp “Sửa chữa bo mạch máy may điện tử” để đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực sửa chữa các thiết bị may điện tử. Sau thời gian gần 1 năm học tập và bồi dưỡng, ngày 8/11/2023 vừa qua, lớp “Sửa chữa bo mạch máy may điện tử” đã tổ chức thi kết thúc với tổng số 12 học viên để tổng kết kết quả đào tạo. Buổi thi diễn ra nghiêm túc trong 3 tiếng bao gồm cả 2 phần lý thuyết và thực hành.
Một số hình ảnh tại buổi thi
Ngọc Anh – Khoa Cơ Điện