Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

4 nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực

Ngày đăng: 03:57 - 20/03/2019 Lượt xem: 1.168
Nếu bạn đang lãnh đạo một nhóm nhân viên thiếu động lực, có lẽ bạn nên nhìn nhận lại cách quản lý nhân sự của mình. Mất động lực tại nơi làm việc là vấn đề khá phổ biến và dẫn đến hậu quả giảm hiệu suất làm việc của toàn công ty. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường thấy nhất khiến nhân viên mất động lực làm việc. Cùng Việc Tốt Nhất tìm hiểu xem đó là gì nhé!
 
1. Trả lương thấp hoặc không công bằng
Bạn có thể trả lương cho tất cả nhân viên của mình cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, nhân viên vẫn mất động lực làm việc nếu cơ cấu trả lương của tổ chức không có sự công bằng. Nếu có hai nhân viên cùng thời gian, gia nhập công ty và cùng đảm nhận vị trí công việc như nhau, mức lương của họ phải tương tự nhau và bạn cần đưa ra được lý do cụ thể tại sao có sự khác biệt nếu có về mức lương giữa họ.
 
Nếu người A lương cao hơn người B vì A có nhiều kinh nghiệm hơn và kỹ năng tốt hơn, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu lý do là vì người A lớn tuổi hơn và là phụ nữ nên lương cao hơn B thì quá vô lý và khó có thể chấp nhận được. Sớm hay muộn gì người B cũng sẽ mất dần tinh thần làm việc vì cảm thấy chính sách lương của công ty không công bằng.
 
2. Bị bắt nạt tại nơi làm việc
Đối diện với khối lượng công việc quá tải, hay giải quyết những vấn đề ở công ty cũng khiến nhân viên cảm thấy áp lực nặng nề. Cộng với việc họ bị ai đó bắt nạt tại nơi làm việc nữa thì tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn. Điều này dẫn đến việc nhân viên đó làm việc kém hiệu quả đi.
 
Là nhà quản lý, bạn cần đưa ra các chính sách cụ thể và hình phạt rõ ràng để ngăn chặn hành vi chèn ép, bắt nạt nhân viên trong môi trường công sở. Dù ở bất kỳ vị trí nào trong công ty, không ai có quyền trêu chọc, quấy rối, đàn áp nhân viên khác. Bạn cần bỏ rất nhiều thời gian và nỗ lực để ngăn chặn hành vi bắt nạt nơi làm việc để giữ vững tinh thần làm việc cho các nhân viên, nhất là nhân viên mới.
 
3. Thiếu kỷ luật
Khi người quản lý không cập nhật kịp thời tình hình công việc chung, giao cùng lúc cho hai người một nhiệm vụ hoặc quên giao nhiệm vụ đúng thời hạn, khiến nhân viên khó nắm bắt được tiến độ để xử lý, với tâm lý như vậy lâu dần sẽ sinh ra cảm giác chán nản và thiếu sự hứng khởi khi làm việc ở nhân viên. Hơn nữa nếu cấp trên thiếu kỷ luật trong công việc sẽ khiến cấp dưới lấy đó làm gương xấu.
 
Nếu một nhân viên luôn cần mẫn trong công việc và một người khác dành nửa ngày chỉ để lướt YouTube, thì nhân viên thứ hai có thể chỉ là một kẻ lười biếng. Tuy nhiên, sự chênh lệch này có thể chính là kết quả của sự thiếu kỷ luật và quy trình làm việc không hiệu quả của tổ chức.
 
4. Quy định làm việc quá cứng nhắc
Tất nhiên ở một số tổ chức bắt buộc cần phải có quy tắc nghiêm ngặt. Ví dụ, môi trường làm việc có nhiều hóa chất nguy hiểm buộc mỗi nhân viên cần tuân thủ chính xác mọi quy tắc để đảm bảo an toàn cá nhân. Nhưng trong các tình huống khác, sự linh động trong nguyên tắc cũng rất cần thiết.
 
Nếu bạn trừ lương của một nhân viên vì cô ấy đi làm về sớm 30 phút vào hôm qua cho dù thậm chí cô ấy đã làm đến 45 tiếng trong tuần này, chắc chắn bạn sẽ khiến nhân viên này cảm thấy bất công và chán nản. Ngày nay, nhân viên rất đề cao sự linh động trong các chính sách của doanh nghiệp. Quy định quá nghiêm ngặt và cứng nhắc rất dễ khiến những nhân viên ưu tú rời bỏ tổ chức vì mất động lực làm việc.
 
Một nhân viên về trễ có thể chỉ vì họ nán lại để xem chương trình truyền hình yêu thích trên Youtube. Một nhân viên đi làm trễ 30 phút buổi sáng có thể vì tối hôm trước họ đã phải thức cả đêm để hoàn thành bài báo cáo mà cấp trên giao gấp rút. Vì vậy, hãy đánh giá chính xác và công bằng những giá trị mà nhân viên cống hiến cho tổ chức, thay vì chỉ chăm chăm vào thời gian họ đến và rời khỏi văn phòng.
 
Khi bạn nỗ lực để giải quyết 4 nguyên nhân gây mất động lực nêu trên, bạn sẽ giúp nhân viên của mình thêm phấn khởi để làm việc và giữ họ lại với tổ chức lâu dài hơn. Nếu không có biện pháp khắc phục, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng dẫn đến hậu quả là tổ chức sẽ ngày càng đi xuống.
https://viectotnhat.com
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 109 Tổng truy cập: 18.638.292