Muốn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp thì trước hết mỗi cá nhân phải tự ý thức kỷ luật của bản thân. Nhưng thực trạng nhân viên đi làm không đúng giờ ngày một gia tăng và điều đáng nói ở đây là nó dần trở thành thói quen khó bỏ. Trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn có cách xử lý nhân viên đi muộn nào để đảm bảo bộ máy công ty hoạt động đồng bộ và hiệu quả.
Không thể phủ nhận, trong chúng ta ai cũng từng một lần bị trễ làm chỉ vì những lý do ngoài ý muốn như quên đặt báo thức, mất chìa khóa xe, trễ bus… Nhưng bên cạnh đó cũng có một số người xem việc vào công ty không đúng giờ như một thói quen, và họ chẳng mảy may lo lắng ánh mắt không hài lòng của sếp và đồng nghiệp. Là sếp, chắc hẳn bạn không muốn thực trạng này xảy ra phổ biến ở doanh nghiệp của mình. Đối với những nhân viên có “thương hiệu” đi trễ thì bạn cần có những phương án đối phó riêng.
Đừng tính toán chi li mà hãy quan sát một cách tinh tế
Bực tức, chỉ trích công khai là tâm lý thường thấy của các nhà lãnh đạo khi phát hiện nhân viên của mình lặp đi lặp lại tình trạng đi trễ. Phản ứng như vậy cũng dễ hiểu thôi bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cả tập thể. Nhưng hãy nhớ rằng, việc bạn theo dõi gắt gao, khó tính với kiểu nhân viên này chỉ khiến họ có cái nhìn xấu về bạn: “Sếp là người chi li quản lý nhân viên, sếp chú ý đến những điều nhỏ nhặt như vậy…”
Bạn không cần nói nhiều mà chỉ cần quan sát một cách tinh tế
Bạn không cần nói nhiều mà chỉ cần quan sát một cách tinh tế, chẳng hạn như đi ngang qua bàn làm việc của họ và nói “chào buổi sáng”, chắc chắn là họ sẽ tự ý thức được rằng sếp đang chú ý đến sự xuất hiện của họ ở công ty. Cách xử lý nhân viên đi trễ nhẹ nhàng này sẽ giúp cho cấp dưới hiểu được tính đúng giờ này là điều vô cùng quan trọng và sẽ khắc phục.
Lắng nghe và cảm thông
Một cuộc nói chuyện gần gũi là bí quyết giúp sếp “lấy lòng” nhân viên của mình. Trong bất cứ vấn đề gì thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nguyên do, lắng nghe chia sẻ và sau đó là tìm cách xử lý. Có như thế nhân viên mới tâm phục khẩu phục và đương nhiên họ sẽ nhận sai và tự khắc phục tránh tái phạm lại lần sau.
Bằng cách dành thời gian để tìm hiểu, bạn đã cho phép nhân viên và mình có cơ hội để giải thích và hiểu nhau. Dù cho không phải lúc nào mọi người cũng có lý do chính đáng, nhưng họ sẽ rất trân trọng và đánh giá cao sự nhượng bộ và cảm thông của bạn, thay vì chỉ biết trách mắng hay trừng phạt.
Đừng ngại áp dụng đến kỷ luật về vấn đề đi trễ
Nếu mọi nỗ lực nhẫn nhịn, nhắc nhở của bạn gần như không tác động được đến ý thức của nhân viên đó thì đã đến lúc bạn phải nhờ đến kỷ luật.
Hãy thông báo cho họ biết rằng, nếu như còn tái phạm một lần nữa buộc bạn phải đưa ra phương án xử lý tùy vào mức độ. Đừng chỉ nói suông bằng lời, hãy đưa ra thông báo và gửi cho bộ phận nhân sự của công ty và đương nhiên cũng gửi một bản sao cho nhân viên. Chắc hẳn, không ai muốn tên của mình được nhắc đến thường xuyên trước tập thể và tất nhiên chuyện đi làm muộn sẽ không còn tái diễn nữa.
Quy tắc khen – thưởng đúng chỗ
Bạn nên chú trọng đến nguyên tắc khen chê đúng lúc. Có như thế mới kích thích được tinh thần làm việc và cống hiến của mọi người. Cụ thể với những ai làm việc tăng ca, làm thêm ngoài giờ đạt thành tích tốt trong công việc thì cần có chính sách thưởng thích đáng và ngược lại. Từ đó, góp phần tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa đến các nhân viên khác, xây dựng văn hóa đảm bảo tính kỷ luật trong công ty.
Nên có chính sách khen thưởng đúng lúc
Cách xử lý nhân viên đi muộn của nhà quản lý là một trong những nghệ thuật quản trị nhân sự hiệu quả. Là sếp, bạn không chỉ vận hành hoạt động của công ty giỏi mà còn phải biết cách kết nối tập thể. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp làm nhà lãnh đạo của mình.