Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Hàng tháng, tiền lương của người lao động bị trừ những khoản nào?

Ngày đăng: 04:11 - 05/05/2021 Lượt xem: 609
Hàng tháng, tiền lương của bạn luôn bị trừ một khoản nhỏ. Đó là những khoản gì và việc trừ như vậy có đúng pháp luật hay không?
Khi nhận được bảng tính lương hàng tháng, bạn có thắc mắc tại sao mức lương thực nhận luôn thấp hơn mức lương trên hợp đồng hay không? Và khoản tiền bị trừ đó là những khoản nào và tại sao lại bị trừ
Các từ viết tắt trong bài: 
  • NLĐ: Người lao động
  • NSDLĐ: Người sử dụng lao động
  • BHXH: Bảo hiểm xã hội
  • BHYT: Bảo hiểm y tế
  • BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương người lao động được tính thế nào?
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Đồng thời, tại Điều 94 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Ngoài ra, tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Cách tính lương của người lao động theo ngày công được tính theo công thức sau:
Tiền lương của 1 ngày = Tiền lương tháng/ số ngày làm việc bình thường
Trong đó:
  • Số ngày làm việc bình thường: Tối đa không quá 26 ngày
  • Tiền lương tháng được xác định dựa trên hợp đồng lao động được ký kết giữa 2 bên
 
Hàng tháng, lương của người lao động bị trừ những khoản gì?
Mặc dù tiền lương là số tiền mà NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận về mức hưởng, hình thức hưởng, cách thức nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, song song với việc nhận lương, NLĐ phải thực hiện một số nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy,khi nhận lương hàng tháng, NLĐ sẽ bị trừ những khoản chi phí như sau:
1/ Các loại Bảo hiểm bắt buộc
Theo quy định, NSDLĐ và NLĐ đều phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc. Các khoản chị phí này sẽ được chuyển đổi và NLĐ sẽ hưởng lại theo chính sách của nhà nước về BHXH và BHYT.
Hàng tháng, NLĐ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể như sau:
  • BHXH: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • BHYT: 1,5% tiền lương
  • BHTN: 1% tiền lương
Song song đó, NSDLĐ cũng phải đóng các khoản bảo hiểm này cho NLĐ, theo tỷ lệ như sau:
  • BHXH: 17,3% tiền lương hàng tháng của NLĐ vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, hưu trí, ốm đau
  • BHYT: 3% tiền lương
  • BHTN: 1% tiền lương
2/ Đóng phí công đoàn (nếu người lao động là Đoàn viên)
Dựa trên quyết định 1908, năm 2016, NLĐ sẽ phải đóng phí công đoàn bằng 1% tiền lương hàng tháng. Chi phí này sẽ dùng để thực hiện các hoạt động như bảo vệ quyền lợi của NLĐ, tổ chức các hoạt động giải trí, mừng lễ, chi phí hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn như ốm đau, tai nạn,…
NSDLĐ cũng phải đóng mức phí công đoàn bằng 2% mức tiền lương của NLĐ. Chi phí này cũng được sử dụng để thực hiện các hoạt động như trên.
3/ Đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Thuế thu nhập cá nhân là khoản chi phí phải đóng dựa trên mức tiền lương sau khi trừ đi các khoản chi phí như: giảm trừ gia cảnh, đóng các loại bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện,…
Theo quy định có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, NLĐ có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng hàng tháng (không có người phụ thuộc) mới phải đóng thuế thu nhập cá nhận. Thêm 1 người phụ thuộc, mức giảm trừ sẽ được thêm 4,4 triệu đồng/ tháng.
https://hrinsider.vietnamworks.com.

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 259 Tổng truy cập: 31.834.623