Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hiện đại 4.0

Ngày đăng: 02:07 - 29/10/2019 Lượt xem: 820
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi xác định giá trị của mỗi công ty, đây là nhân tố giúp các doanh nghiệp định vị và quảng bá hình ảnh của mình đến người tiêu dùng. Đồng thời, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị và định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện và phân biệt giữa công ty này với công ty khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Bao gồm những giá trị cốt lõi nào? Và thường được xây dựng ra sao?

Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp hiện nay?
Hiện nay có nhiều học giả cố gắng đưa ra một định nghĩa bao quát nhất về văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có sự thống nhất nhất định. Một số thì cho rằng đây là phẩm chất riêng biệt của một tổ chức dùng để phân biệt nó với tổ chức khác trong cùng lĩnh vực.

Văn hóa doanh nghiệp là đặc trưng của mỗi công ty
Số khác thì cho rằng đây là tổng hòa các giá trị và cách ứng xử được lưu truyền và trao đổi lẫn nhau trong thời gian dài ở mỗi doanh nghiệp, những người khác thì lại cho rằng văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong mỗi doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là như thế nào?
Trong quá trình tuyển dụng nhân sực, thì việc tìm hiểu văn hóa công ty là điều tất yếu. Bởi vậy, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, đức tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen. Lâu dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người trong chính môi trường làm việc đó và được xem là nhân tố quyết định đến sự thành bại lâu dài của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm 3 phần chính: đó là Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi. Tất cả các thành phần này đều được định hình và diễn giải thông qua 2 yếu tố chính. Đó là yếu tố hữu hình như đồng phục công ty, khẩu hiệu, quy định, tập san nội bộ, các hoạt động nghi thức của công ty,… và yếu tố vô hình như thái độ, phong cách, thói quen, suy nghĩ, hành động… của mỗi cá nhân bên trong tổ chức.
1. Phần tầm nhìn

Trong đó, tầm nhìn chính là bức tranh tương lai mà doanh nghiệp đặt ra, nó bao quát nhiều mục tiêu xa hơn mà doanh nghiệp sẽ đạt được, nó mang đến cảm giác khát vọng, trải dài sự tưởng tượng để mọi người cùng cố gắng thực hiện các mục tiêu chung đó. Nó thường là các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, có thể trong 5 năm, 10 năm hay lâu hơn thế nữa.

2. Phần sứ mệnh
Còn sứ mệnh chính là khái niệm chỉ mục đích hoạt động của công ty, giải thích lý do hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó như bản tuyên ngôn của công ty nhằm chứng minh sự hữu ích và ý nghĩa tồn tại của mình đối với toàn xã hội. Trong khi tầm nhìn tập trung trả lời câu hỏi “chúng ta đi đến đâu?” thì sứ mệnh lại giúp giải quyết câu hỏi “hoạt động kinh doanh nhằm mục đích gì?” cho doanh nghiệp.

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi là 3 yếu tố chính trong văn hóa doanh nghiệp
3. Phần giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi chính là nhân tố chính trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp. Đây là thước đo làm tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm, chuẩn tắt cần thiết để đạt được sứ mệnh và tầm nhìn mà doanh nghiệp đề ra. Giá trị doanh nghiệp được xây dựng chủ yếu thông qua hành vi của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, như cách sự tận tụy với công ty, hòa đồng với đồng nghiệp, hết lòng với khách hàng, và đóng góp cho xã hội.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp, bởi nó giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mà mình đang làm, giúp nhà quản lý dễ dàng điều phối, kiểm soát và giảm xung đột lợi ích giữa các cá nhân trong tổ chức, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa các giá trị trong doanh nghiệp
Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp đều nên xây dựng cho riêng mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp ổn định và vững chắc, để làm động lực phát triển cho cả tập thể công ty. Nhưng lưu ý rằng, các yếu tố để xây dựng nên chuẩn mực văn hóa ấy phải được xuất phát từ nhân viên, khách hàng và xã hội, chỉ khi tập trung vào các yếu tố cốt lõi đấy thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững và ổn định lâu dài.
https://viectotnhat.com 
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 111 Tổng truy cập: 18.683.556