Không thể phủ nhận nghề nhân sự hiện tại đang là nghề “HOT” trong tuyển dụng. Tuy vậy, không phải bất cứ ai cũng có thể theo đuổi nghề nhân sự mà hãy cân nhắc xem liệu mình đã phù hợp với nghề chưa? Bài viết này cho mọi người cái nhìn khách quan về yêu cầu cơ bản của nghề nhân sự.
1. Nghề nhân sự có gì hay?
Hiện nay, tại các công ty vị trí nhân sự luôn được xem là “cánh tay phải” của những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là “người phát ngôn” về những quyền lợi tâm tư của các nhân viên.
2. Vai trò của quản lý nhân sự
-
Bộ phận nhân sự là chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là bộ phận đảm bảo các yêu cầu về luật pháp được áp dụng một cách đúng đắn cũng như phát triển được nhân lực của nhân viên để hoàn thành được yêu cầu về mặt kinh doanh. Làm tốt công việc này, nghĩa là bạn đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
-
Hơn thế nữa, quản lý nhân sự còn tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
-
Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty.
-
Những ứng viên thực thụ trong nghề quản trị nhân sự luôn “cao giá” và khan hiếm dù ở bất cứ thời điểm nào.
Nghề nhân sự
Nghề nhân sự làm việc với con người, đối tượng khó khăn nhất, phong phú nhất và cũng rộng lớn nhất “biết người, biết mặt, khó biết lòng” và cũng bởi nghề này được tiếp xúc với nhiều người, quen nhiều, biết nhiều. Nghề này còn có đặc thù so với các nghề khác với những yêu cầu đặc biệt.
3. Yêu cầu của nghề nhân sự
a) Nghề không giới hạn
Nó là một nghề không có giới hạn bởi đối tượng làm việc là con người, một phạm trù luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cả đời, nên nó sẽ không bao giờ nhàm chán, sự học là yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển
b) Đòi hỏi kiến thức đa lĩnh vực
Nếu nghề khác chỉ cần tinh thông về mặt nghiệp vụ là ok rồi, đi đâu cũng có đất dụng võ, cứ thế mà làm, còn nghề nhân sự không những cần giỏi về nghề mà còn phải hiểu biết các lĩnh vực khác nhưng chính trị, pháp luật, kinh doanh, xã hội….
c) Môi trường làm việc là rất quan trọng
Nghề nhân sự giỏi nhưng cũng chưa chắc đã thành công vì nó đòi hỏi con người ta phải biết làm việc với người khác trong những môi trường và hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như một ông Trưởng phòng nhân sự quản lý con người trong lĩnh vực trình độ cao thì rất giỏi nhưng có thể khi quản lý con người trong một môi trường sản xuất đối tượng chính là công nhân thì không khéo lại bị đánh vỡ mặt
d) Làm việc phải khách quan
Nghề nhân sự luôn luôn phải cân, sao cho hài hoà giữa quyền lợi, nghĩa vụ của công ty và quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, nếu thiên về một bên nào đó quá thì cũng bất lợi.
e) Nỗ lực hàng ngày
Ai cũng nói con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, nhưng cái người làm nghề xây dựng và phát triển con người có được trọng dụng hay không thì nó còn đòi hỏi sự nỗ lực hàng ngày hàng ngày.
f) Trách nhiệm lớn
Nghề nhân sự có thể vinh quang nhất nhưng cũng có thể bị hắt hủi đầu tiên nếu công ty làm ăn khó khăn. Là người quản lý nhân sự cho cả doanh nghiệp thì tất nhiên trách nhiệm quản lý của bạn phải đặt lên hàng đầu.
g) Vươn lên khó khăn
Nghề nhân sự luôn luôn phải vượt qua chính mình, không được thể hiện cái tôi của mình mà phải thể hiện cho nhiều người, cho tập thể người lao động, cho Ban Lãnh đạo công ty. Nghề Nhân sự đòi hỏi ở bạn tính chuẩn mực, đàng hoáng, đĩnh đạc.
http://hanhchinhnhansu.com/