Nhân viên dự tính nhảy việc bất ngờ thường làm ảnh hưởng đến mọi mặt của công ty. Vì thế việc nắm bắt được tình hình cũng như đoán được ai có ý định rời công ty sẽ là lợi thế lớn. Hầu hết những người trong cương vị làm sếp đều mất cảnh giác trước việc nhiều nhân viên đột ngột bỏ việc và đặc biệt khi một nhân viên có năng lực xin từ chức. Những dấu hiệu dưới đây sẽ chỉ ra thời điểm nhân viên muốn nghỉ việc để các quản lý có thể lo liệu chu toàn cho công ty.
Một hoặc vài nhân viên nghỉ việc cũng có thể nhanh chóng làm mất ổn định quá trình hoạt động của công ty.
17 dấu hiệu chứng tỏ nhân viên của bạn đang có ý định nghỉ việc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những dấu hiệu có thể xảy ra chưa phải là bằng chứng đanh thép chắc chắn nhân viên của bạn sẽ rời công ty song bạn cũng nên theo dõi sát sao để có thể phản ứng kịp thời trước khi quá muộn:
Thay đổi hành vi
Nếu họ có những hành động khác với bình thường, có thể đột nhiên khép mình hoặc bắt đầu đi ăn trưa với đồng nghiệp mỗi ngày thì người đó có lẽ muốn rút khỏi công việc hoặc thấy thương đồng nghiệp.
Taylor cho rằng: “Nếu một team hiếm khi đi ăn trưa cùng nhau trước đây và bây giờ thì lại thường xuyên, họ có thể đang toan tính điều gì đó. Nhìn hành động đi ăn trưa đó và mức độ thường xuyên chắc chắn không còn lo lắng gì nữa nếu các dấu hiệu khác không rõ ràng”.
Thay đổi diện mạo
Nếu họ bắt đầu ăn mặc chải chuốt khác với bình thường, có thể bởi họ sẽ đi phỏng vấn trong hoặc sau giờ làm việc.
Điều ngược lại cũng có thể xảy ra.
Taylor nói:“Nếu chán công việc hiện tại, họ trở nên ăn mặc xuề xòa vì cảm thấy chẳng ai thèm chú ý đâu mà hoặc vì họ thực sự chẳng bận tâm đến cách ăn mặc”.
Xin nghỉ làm nhiều hơn
Theo Kerr, họ thường xuyên gọi điện xin nghỉ ốm. Cũng có thể đã sử dụng hết ngày nghỉ phép. Điều này làm nảy ra giả thuyết rằng họ xin nghỉ để tìm việc khác.
“Việc thường xuyên cáo ốm và nghỉ phép, thậm chí là rất nhiều lịch khám nha khoa đột suất có thể là báo động đỏ cho việc họ sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại và muốn chắc chắn được nhận tối đa những lợi ích mà công ty đã hứa hẹn”.
Không hứng thú với công việc
Bạn có để ý thấy một số nhân viên dần ít đưa ra ý kiến, đề xuất trong các cuộc họp, hay ít cung cấp tài liệu cho các sự án mới, dường như đột nhiên không quan tâm đến bất kỳ chi tiết mở rộng nào liên quan đến công việc?
Kerr nói: “Đó có thể là một dấu hiệu sắp nghỉ việc hoặc không thực sự còn quan tâm đến kết cục điều gì xảy ra nữa bởi họ sẽ chẳng ở lại công ty trong tương lai”.
Thiếu hài hước
Nhân viên sắp nghỉ việc sẽ chẳng thèm đùa giỡn đồng nghiệp.
Theo Taylor: “Cách xử sự có phần thẳng thắn và thật hơn nhưng trái ngược với thân thiện và vui vẻ. Có lẽ vì họ không cần sự giúp đỡ hay cố gắng gây ấn tượng với mọi người nữa”.
Cảm giác tội lỗi
Ngôn ngữ cơ thể hay biểu hiện trên khuôn mặt có thể giúp bạn nhận ra nhân viên đang cảm thấy tội lỗi. Vì họ biết rằng sẽ chẳng gắn bó lâu dài với công này nữa.
Luôn cảm thấy có một ngày tồi tệ
Bạn từng cảm thấy đồng nghiệp bỗng dưng nói chuyện một cách uể oải, hờ hững?
“Một vài lần đầu tiên, bạn có thể nói họ đang có một ngày tồi tệ. Sau đó, bạn nhận ra ngày tồi tệ của họ sao mà đến thường xuyên thế”.
Không hài lòng với tất cả mọi thứ xung quanh
Họ có thể dễ cáu kỉnh hoặc hay đưa ra những lời bình luận đầy mỉa mai hơn bình thường về những vấn đề liên quan đến công việc. Điều đó cho thấy họ thiếu niềm tin vào phương hướng của công ty đến hướng tới.
Cuộc sống của họ có sự thay đổi gì đó lớn
Nếu trong cuộc sống gia đình họ có một sự thay đổi gì đó thì rất dễ hiểu cho việc họ sẽ có xu hướng đi tìm một công việc mới phù hợp hơn như gần nhà hơn chẳng hạn hay môi trường làm việc ít áp lực hơn.
Năng suất lao động giảm
Nếu nhân viên đột nhiên nộp báo cáo trễ hoặc doanh số bán hàng giảm bất thường thì chắc chắn là có vấn đề.
Kerr nói: “Bất kể sự thay đổi hành vi nào cố tình thể hiện với sếp là mình làm việc rất vất vả nhưng lại thực sự không hiệu quả đều là những báo động đỏ”.
Xử lý bất hòa theo cách khác trước đây
Khi nhân viên có ý định buông xuôi công việc, họ sẽ thay đổi cách xử lý những bất đồng.
Nếu họ có xu hướng ngược lại với trước đây thì đó là vì họ cảm thấy bất đồng ấy chẳng làm phiền họ nhiều nữa. Họ rút lui khỏi những mối bất hòa.
Trong trường hợp muốn rời khỏi công ty thì hiển nhiên những dự án dài hạn liên quan đến họ sẽ thực sự gây phiền toái nên họ sẽ cố tránh và thậm chí là lơ đãng dự án đó.
Có những lời đồn đại
Nếu nhân viên có ý chia sẻ với đồng nghiệp về những lo ngại một sự thay đổi hay một điều gì đó sắp xảy ra thì chắc chắn họ định làm điều gì đó.
Các nhân viên thường gần gũi với nhau hơn với sếp nên có thể nhận ra những dấu hiệu khác lạ của đồng nghiệp. Và có thể phát hiện ra ý định nhảy việc dễ dàng trước khi sếp nhận ra. Vậy hãy chú ý vào cả những lời đồn trong công ty.
Ít giao tiếp bằng mọi hình thức
Nhân viên dự tính từ chức sẽ ít giao tiếp với tất cả đồng nghiệp kể cả qua email, mạng xã hội hay trực tiếp.
Thay đổi lịch trình bất ngờ
Tự dưng đến sớm, về muộn, đổi ca đều có thể vì mục đích bất chính nào đó như tìm việc, hẹn phỏng vấn và vẫn cố gắng cân bằng lượng công việc hiện tại của họ.
Không đưa ra phản hồi với những dự án chung
Nếu muốn nghỉ việc, cho dù được hỏi về các vấn đề có thể xảy ra trong một dự án thì họ cũng sẽ ít trả lời. Coi như vấn đề được đưa ra không có khúc mắc, trở ngại gì. Vì họ ngừng làm việc và luôn có tinh thần chuyển đi.
Nếu bạn cảm thấy nóng ruột
Nếu bạn thấy có những khoảnh khắc khá khó xử trong văn phòng thường xuyên hơn hoặc cảm giác khó chịu với một ai đó mà không rõ nguyên nhân, rất có thể đó là “điềm báo” cho việc nhân viên đó sắp nghỉ việc.
–HR Insider