Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Chiến thuật sở hữu đội ngũ nhân sự “xuất chúng”

Ngày đăng: 09:53 - 02/08/2021 Lượt xem: 439
4 chiến thuật thay đổi hành vi của nhân viên giúp nhà quản lý cải thiện hành vì và hiệu suất làm việc trở nên tích cực hơn.
QUY TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI LÀ GÌ?
Bạn có biết rằng có một quy trình với tên gọi là thay đổi hành vi có thể áp dụng vào hệ thống vận hành của tổ chức? Quy trình này – tương xứng với mọi quy mô của tổ chức dù lớn hay nhỏ, bao gồm định nghĩa các giá trị nhằm phân biệt những đặc tính khác nhau của một công ty. Giá trị, song hành cùng sứ mệnh và tầm nhìn, chính là những điều kiện thiết yếu giúp công ty mở rộng và phát triển trong tương lai.
Hành vi của một người có thể quan sát được, và nó cũng có thể tác động đến người khác. Có hành vi nào có thể tạo ra kết quả, nhưng đồng thời nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa công ty, đến khách hàng, hay thậm chí còn không hợp pháp? Hoàn toàn có khả năng đó.
Dưới đây là quy trình 4 bước mà nhà quản lý có thể giúp tất cả nhân viên tránh những hành vi tiêu cực, và thúc đẩy tối đa những hành vi tích cực:
CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI HÀNH VI
Xác định rõ giá trị của công ty
Bước đầu tiên trong quy trình thay đổi hành vi đó là xác định rõ giá trị cốt lõi của công ty. Tất cả nhân viên nên hiểu rõ những giá trị này.
Bạn có thể tham khảo những yếu tố dưới đây để xây dựng nên giá trị cốt lõi của công tý nhé!
Sự đáng tin cậy
Mỗi người làm việc tại công ty nên thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau. Cũng vì thế, khách hàng, nhân viên, và các cổ đông cũng sẽ tin tưởng công ty. Sự đáng tin cậy được thể hiện bằng cách chúng ta cố gắng làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình. Điều này bao gồm sự trung thực, thật thà, công bằng, không lợi dụng người khác, và hành động chính trực.
Hướng về khách hàng
Ngụ ý rằng chúng ta cần có thái độ biết quan tâm hơn đến khách hàng. Đó có thể là lòng cảm thông khi khách hàng đang gặp khó khăn, đáp ứng hơn cả mức mong đợi, và thực hiện với một tác phong nhã nhặn. Sự quan tâm khách hàng nên xuất phát không chỉ từ hành động, lời nói, mà còn từ tấm lòng của mỗi người.
Chất lượng hơn số lượng
Có nhận thức tốt về chất lượng nghĩa là dự đoán được mong đợi của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang sử dụng, biến những mong đợi đó thành thành phẩm, và đảm bảo thành phẩm đáp ứng đúng 100% nhu cầu của khách hàng.
Sự tôn trọng
Thể hiện sự tôn trọng với tất cả mọi người, từ ở bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Đối xử với sự công bằng, không thiên vị.
Học hỏi
Luôn trong trạng thái “học, học nữa, học mãi”, tư duy cởi mở với những điều mới, khiêm tốn, không tỏ vẻ “biết tuốt” trong bất cứ tình huống nào. Khuyến khích mọi người cùng phát triển, dám mạo hiểm, đương đầu với thử thách và cả sự thất bại.
Những giá trị này có thể giúp định hướng sự vận hành của doanh nghiệp, đồng thời nâng tầm mối quan hệ giữa công ty với khách hàng. Ngoài ra, những giá trị như trên cũng đóng vai trò là lợi thế, giúp công ty cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ khác.
Xác định rõ những hành vi chủ chốt
Nhưng làm thế nào để có thể thực hiện được những giá trị đó? Làm sao bạn biết được hành động nào là đang tương xứng với “sự đáng tin cậy” chẳng hạn?
Để biết được điều này, bạn cần quan sát hành động của nhân viên – không chỉ một cách tổng quát, mà còn theo nhiều hành vi cụ thể để xem xem sự đáng tin cậy đang được minh họa như thế nào. Những hành vi này được gọi là hành vi chủ chốt. Theo định nghĩa, hành vi chủ chốt là những hành động rõ ràng, có thể quan sát và có thể xác minh. Một ví dụ của hành vi chủ chốt cho sự đáng tin cậy có thể là “hoàn thành dự án trước thời hạn được giao”.
Thay đổi hành vi
Không ai có thể khẳng định rằng hành vi của mình luôn đúng với những giá trị đề ra, nhưng chúng ta có thể cố gắng nỗ lực để cải thiện bản thân. Mỗi người nên xem xét các giá trị doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với mình. Thay đổi hành vi không hề dễ dàng, vì nó đòi hỏi sự quyết tâm, kỉ luật và kiên trì.
Khi bạn quyết tâm thay đổi hành vi, cũng chính là lúc bạn đang cải thiện chính bản thân mình. Để làm được điều này một cách lâu dài, bạn cần ai đó phản hồi về tiến trình phát triển của bạn. Đó có thể là nhận xét từ một người đáng tin, một người bạn, đồng nghiệp hoặc một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, sẽ khá khó để tìm được một ai giúp bạn có được những lời nhận xét cần thiết trong môi trường làm việc. Trong trường hợp này, chính bạn phải tự quan sát hành vi và đưa ra phản hồi cho quá trình phát triển của bản thân mình. Những nỗ lực này sẽ đem lại rất nhiều kết quả tích cực cho công việc chuyên môn của bạn đấy.
Giúp người khác thay đổi
Cách tốt nhất giúp người khác thay đổi, đó là chính bản thân bạn là một tấm gương sáng. Hãy cho mọi người thấy những hành vi gương mẫu được thể hiện ra sao, từ đó tạo ra nguồn cảm hứng giúp họ kết nối nhanh hơn với những điều tốt đẹp.
 
https://hrinsider.vietnamworks.com/

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 142 Tổng truy cập: 18.636.397