Bạn có phải là doanh nghiệp có đầy đủ những phúc lợi mà nhân viên muốn nhất? Hầu hết câu trả lời sẽ là có, nhưng tôi khuyên có lẽ bạn nên suy nghĩ lại! Nếu bạn cho rằng số tiền trợ cấp nhiều hơn là tất cả những gì nhân viên cần ở một doanh nghiệp, thì đó là một sai lầm rất lớn. Bên cạnh mức lương xứng đáng, nhân viên muốn còn mong muốn nhiều thứ hơn từ công việc, văn phòng, nhà tuyển dụng và nghề nghiệp của họ.
Nếu một người quản lý nhận thức được tất cả những điều mà nhân viên muốn, thì có thể đối xử với họ theo cách tốt hơn. Điều này sẽ làm cho nhân viên của bạn không chỉ hạnh phúc mà còn làm việc hiệu quả.
1. Mức lương cao:
Không còn nghi ngờ gì nữa, điều quan trọng nhất mà nhân viên muốn là một mức lương tốt. Nhà tuyển dụng phải xem xét để trả lương cho họ, nếu không phải là người giỏi nhất, thì ít nhất cũng nhận được mức lương xứng đáng với năng lực.
2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
Một điều được đánh giá hàng đầu khác là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với nhân viên khi họ quyết định có nhận công việc mới hay không. Vì thời gian làm việc có hạn, nên nhân viên sẽ không thể đáp ứng mong đợi của bạn.
Khi quá tải với nhiều công việc sẽ sinh ra sự căng thẳng, thất vọng và không hài lòng. Nếu nhân viên có những cảm xúc như vậy thì chắc chắn sẽ từ bỏ sớm. Đưa ra một lịch trình linh hoạt để làm việc là cách tuyệt vời để giữ chân nhân viên của mình.
3. Nhận được sự tôn trọng:
Tôn trọng là một quyền cơ bản mà mọi nhân viên đều mong đợi tại nơi làm việc của mình. Nếu nhân viên được tôn trọng, thì họ sẽ có thái độ tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể thể hiện sự tôn trọng nhân viên bằng cách phản hồi và đánh giá cao khi họ hoàn thành công việc đầy đủ, nhanh chóng. Khi nhà tuyển dụng tôn trọng ý kiến nhân viên, thì nhân viên sẽ cảm thấy bình đẳng.
4. Cam kết lâu dài với công việc:
Không có nhân viên nào thích thay đổi công việc của mình chỉ trong vài tháng. Ai cũng đều muốn một công việc có thể mang lại sự ổn định. Khi họ cảm thấy hài lòng và được đối xử tốt tại nơi làm việc của mình, thì họ sẽ quyết định cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.
5. Môi trường làm việc không căng thẳng:
Nếu trong suốt quá trình làm việc mà nhân viên bị căng thẳng thì sẽ khiến năng suất làm việc của họ giảm sút. Nhà tuyển dụng phải lập kế hoạch làm sao vẫn đảm bảo tiến độ công việc nhưng không gây áp lực quá nhiều lên nhân viên. Căng thẳng trong công việc là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng nếu nó tồn tại trong suốt toàn bộ môi trường làm việc thì nhân viên sẽ khó duy trì được.
Đáp ứng những mong muốn trên của nhân viên sẽ giúp nhà tuyển dụng có được nguồn nhân lực và hiệu suất công việc đạt chất lượng cao. Vì vậy, ngay cả khi bạn không thể thực hiện tất cả mong muốn của họ, ít nhất hãy thử tạo ra một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả.
https://viectotnhat.com