Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Những điều bạn nên biết về luật công đoàn ở những doanh nghiệp

Ngày đăng: 02:06 - 29/10/2019 Lượt xem: 875
Luật công đoàn là văn bản pháp lý cao nhất quy định về tổ chức công đoàn cũng như cả trách nhiệm đối với người lao động, luật Công đoàn mới nhất được quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Luật và tổ chức Công đoàn sẽ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong suốt quá trình làm việc. Do đó, mỗi cá nhân người lao động cần phải tìm hiểu kỹ nội dung của điều luật này.
Nhung dieu ban nen biet ve luat cong doan o nhung doanh nghiep - Hinh 1
Công đoàn – tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động
Theo Điều 1 của Luật Công đoàn 2012, thì Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của người lao động tự nguyện lập ra, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Điều lệ công đoàn việt nam mới nhất 2019
Bên cạnh đó, chức năng của Công đoàn còn được thể hiện ở phương diện tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật.
Tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động như sau:
– Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của mình khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
– Cùng với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động
– Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
– Kiến nghị với cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc bị xâm phạm
– Đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm
– Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật…
Luật công đoàn việt nam mới nhất hiện nay
Về việc thành lập Công đoàn cơ sơ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động; thì Điều 6 Luật Công đoàn khẳng định Công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắt tập trung dân chủ.
Theo đó, việc thành lập công đoàn tại các doanh nghiệp không phải là nghĩa vụ bắt buộc; doanh nghiệp sẽ không bị xem là vi phạm quy định của pháp luật lao động khi không tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nên thành lập công đoàn bởi đây là tổ chức thay mặt người lao động nói lên tâm tư nguyện vọng của mình cũng như bảo vệ họ trước người sử dụng lao động.
Ngoài ra, luật Công đoàn cũng quy định về các vấn đề tài chính công đoàn như sau:
– Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động. Phạm vi áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không thành lập tổ chức Công đoàn
– Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở từ 01/07/2019 sẽ tằng lên 1.490.000 đông, nên mức đoàn phí tối đa là 149.000 đồng)
Mức đóng kinh phí công đoàn 2019 như thế nào?
Kinh phí công đoàn và đoàn phí sẽ được đóng theo tháng cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
– Ngoài ra còn có Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ và các nguồn thu khác từ hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; thu từ các đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức công đoàn quốc tế; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
https://viectotnhat.com

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 296 Tổng truy cập: 31.834.846