Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Chế độ hưu trí năm 2018

Ngày đăng: 10:06 - 11/01/2018 Lượt xem: 727

Trong các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ hưu trí là chế độ quan trọng hàng đầu. Chế độ này nhằm đảm bảo; ổn định cuộc sống lâu dài của người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động, khi hết tuổi lao động, không còn tạo ra thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng đợi được đến khi đủ độ tuổi mới hưởng lương hưu; không phải ai cũng đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu; không phải ngành nghề nào cũng có điều kiện hưởng hưu trí giống nhau:

 1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí
Căn cứ quy định tại khoản điểm a, Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của. Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của. Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại. Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ. 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;”

Như vậy:

Người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng các điều kiện:
+) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm bảo hiểm xã hội;
+) Không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, về điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH:
“Điều 8. Phương thức đóng
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu. 

Như vậy:

Khi đáp ứng các điều kiện sau bạn sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu:
+) Nam đủ 60 tuổi;
+) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

Thứ ba, về thời điểm hưởng lương hưu:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH:
“Điều 5. Thời Điểm hưởng lương hưu
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.”

2. Cách tính lương hưu cho người lao động theo luật mới

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm theo hai hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, khi tính lương hưu cho người lao động cũng phải chia thành hai trường hợp:
+ Trường hợp tham gia bảo hiểm bắt buộc:
Căn cứ tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm,
 năm 2019 là 17 năm,
 năm 2020 là 18 năm,
năm 2021 là 19 năm,
 từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, theo Luật mới khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu trước năm 2018 thì lao động nam sẽ được hưởng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm và thêm mỗi một năm đóng thì tăng 2%; còn lao động nữ được hưởng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ứng với 20 năm đóng và thêm mỗi một năm thì tăng 3%.  Trường hợp sau năm 2018 thì cách tính được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 56 với số năm đóng bảo hiểm tương ứng với 45% tháng lương bình quân thay đổi theo từng năm.
Tuy nhiên, cả lao động nam và nữ đều tăng không quá 75% mức lương bình quân.
+ Trường hợp tham gia bảo hiểm tự nguyện: Căn cứ tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức tính lương hưu cũng giống như khi tham gia bảo hiểm bắt buộc.
 
3. Cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
 
Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luật BHXH 2014  được hướng dẫn bởi Điều 7Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
 
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
1. Tỷ lệ hưởng lương hưu:
- Về hưu trước ngày 01/01/2018
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%
- Về hưu từ ngày 01/01/2018
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.
Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
2. Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH(T)
Trước ngày 01/01/1995 5 năm
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm
Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng BHXH
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Description: https://baohiemxahoidientu.vn/public/upload/images/che%20do%20huu%20tri%204.png
- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Description: https://baohiemxahoidientu.vn/public/upload/images/che%20do%20huu%20tri%205(3).png
3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 94 Tổng truy cập: 18.756.416