Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động từ ngày 15/12/2018

Ngày đăng: 09:19 - 21/11/2018 Lượt xem: 776
Ngày 14/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến hợp đồng lao động, xử ký kỷ luật lao động.
 

Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Nghị định 148/2018/NĐ-CP

Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động

Sửa đổi khoản 1 Điều 3:

Người giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bên phía người sử dụng lao động (NSDLĐ) được quy định mới như sau:

- Người đại diện theo pháp luật được quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người được người này ủy quyền bằng văn bản để giao kết hợp đồng lao động;

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật hoặc người được người này ủy quyền bằng văn bản về việc ký hợp đồng lao động;

- Người được thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo pháp luật;

- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

 

Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động

Sửa đổi khoản 6:

Chế độ nâng bậc, nâng lương có thể do hai bên thỏa thuận hoặc thủa thuận thực hiện theo quy chế của NSDLĐ, thỏa ước lao động tập thể.

Sửa đổi khoản 7:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi khoản 8:

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

Sửa đổi khoản 9:

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếm bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi

Sửa đổi khoản 2:

Thay thế từ “thực hiện” thành “thỏa thuận” chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế

Bổ sung khoản 4:

Văn bản thông báo cho Sở Lao động – Thương binh & Xã hội về việc ho thôi việc với nhiều người lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế, gồm những nội dung sau:

- Tên, địa chỉ và người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ;

- Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;

- Lý do NLĐ thôi việc;

- Thời điểm cho NLĐ thôi việc;

- Số tiền phải chi trả trợ cấp khi mất việc làm.

Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Sửa đổi khoản 3:

Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động; thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội không còn tính là thời gian làm việc thực tế cho NSDLĐ.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được thay bằng thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được NSDLĐ trả lương theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động.

Thêm vào thời gian làm việc thực tế khoản thời gian NLĐ làm nghĩa vụ công dân mà được người lao động trả lương.

Bãi bỏ Khoản 5

 

Bổ sung điều 14a: Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ và NSDLĐ phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trong một số trường hợp đặc biệt thì thời hạn thanh toán không quá 30 ngày, cụ thể:

- NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng;

- NSDLĐ hoặc NLĐ gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 Bộ luật lao động 2012 hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 Bộ luật lao động 2012.

Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Sửa đổi Điều 30:

Trình tự xứ lý kỷ luật chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Phát hiện hành vi vi phạm ngay tại thời điểm diễn ra hành vi

NSDLĐ lập biên bản vi phạm -> thông báo đến tổ chức đại diện tập thể người lao động; cha, mẹ hoặc ngày người đại diện của NLĐ dưới 18 tuổi để tiến hành họp -> Họp xử lý kỷ luật.

Trường hợp 2: Phát hiện hành vi vi phạm sau thời điểm diễn ra hành vi

Khi có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của NLĐ và còn trong thời hiệu xử lý -> NSDLĐ thông báo đến thành phần tham dự gồm: tổ chức đại diện tập thể NLĐ; NLĐ, cha, mẹ hoặc người đại diện nếu NLĐ dưới 18 tuổi về việc họp xử lý kỷ luật -> Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người tham dự phải xác nhận tham gia họp, không dự họp phải thông báo, nếu không xác nhận hoặc có xác nhận tham gia mà không tham gia thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp -> Họp xử lý kỷ luật.

Cuộc họp phải lập thành văn bản được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc, phải có đầy đủ chữ ký các thành viên dự họp, nếu không ký phải ghi rõ lý do.

Người giao kết hợp đồng là người ra quyết định kỷ luật NLĐ.


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 174 Tổng truy cập: 30.268.549