Ngày 15/01/2020 tại hội trường C5 -401 Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội , diễn ra “Hội nghị đối thoại giữa sinh viên với Lãnh đạo nhà trường” năm học 2019-2020.
Tham dự hội nghị có TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; cô Nguyễn Thị Thu Hường – Phó bí Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; Cô Nguyễn Thu Phượng - Phó Hiệu trưởng; thày Nguyễn Quang Vinh - Phó Hiệu trưởng; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm; thường vụ Đoàn thanh niên; các thầy cô là cố vấn học tập của các Khoa, Trung tâm trong toàn trường; và sự có mặt của hơn 500 sinh viên là Ban cán sự các lớp đại diện cho gần 5000 sinh viên của trường.
Toàn cảnh hội nghị đối thoại sinh viên 2019-2020
Hội nghị có 3 phần, ở phần thứ nhất của Hội nghị là báo cáo kết quả thực hiện kết luận của hội nghị đối thoại sinh viên năm 2018-2019, trong báo cáo tổng kết này có thể thấy rằng đa phần các nguyện vọng của sinh viên đều được nhà trường quan tâm giải quyết trong năm 2019. Bên cạnh đó là báo cáo về khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2017 đến nay). Kết quả báo cáo khảo sát tình hình việc làm được 96% sinh viên tốt nghiệp ra trường phản hồi. trong đó bình quân tỉ lệ có việc làm đúng ngành là 92%. Lương bình quân 2 tháng sau tốt nghiệp là 7,0 triệu đồng. cá biệt có những anh chị sinh viên đạt mức thu nhập từ 20-40 triệu đồng (chiếm 12%). Có thể thấy rằng đây là kết quả khảo sát rất tích cực mang lại nhiều động lực cho các bạn sinh viên đang học tại nhà trường.
Thày Trần Quyết Thắng trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kết luận đối thoại sinh viên 2018-2019
Thày Nguyễn Văn Huy trình bày báo cáo về kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên HTU trong 3 năm trở lại đây
Ở phần thứ 2 của Hội nghị là phần trình bày của TS. Hoàng Xuân Hiệp về chuyên đề Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu với sinh viên HTU. Trong phần trình bày của mình, thày hiệu trưởng đã chỉ ra rất nhiều thông tin với chiều sâu bao gồm: Nghiên cứu của các nước trên thế giới về cách mạng 4.0 trong dệt may; các thành tựu cách mạng 4.0 được áp dụng vào dệt may hiện nay; sự phát triển của dệt may Việt nam trong 20 qua, một sự tăng trưởng liên tuc và TS Hiệp cũng đưa ra dự báo của những nghiên cứu của các tổ chức uy tín ở Việt Nam và trên thế giới về mức xuất khẩu của dệt may Việt Nam khẩu sẽ đạt ngưỡng 100 tỉ đô la vào năm 2025 và toàn thế thới là 2110 tỉ đô. Đặc biệt trong phần trình bày của mình thày Hiệu trưởng chỉ rõ 10 kĩ năng cần có của sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó là: giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, tính sáng tạo, quản lí con người, phối hợp với những người khác, trí tuệ cảm xúc, phán xét và ra quyết định, Định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt nhận thức. Phần trình bày của thày đã thục sự mang lại nhiều sự hào hứng và tạo ra nhiều động lực cho sinh viên tại Hội nghị
Thày Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng, trình bày về chuyên đề Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu với sinh viên HTU
Phần thứ 3, phần được chờ đợi nhất của Hội nghị là phần đối thoại trực tiếp giữa sinh viên và ban lãnh đạo nhà trường giúp giúp cho lãnh đạo Nhà trường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Đồng thời, cung cấp cho sinh viên những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Nhà trường liên quan tới chế độ, chính sách đối với sinh viên, quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường. Qua đó, kịp thời giải quyết những đề nghị, nhu cầu chính đáng của sinh viên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Với phương châm lấy người học làm trung tâm, Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường với sinh viên đã phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của sinh viên trong Nhà trường. Đồng thời Hội nghị có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý, điều hành, là cơ sở để lãnh đạo Nhà trường nắm bắt tình hình và đề ra phương hướng giải quyết hiệu quả, góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
Sau một thời gian triển khai từ cấp khoa đến Hội nghị toàn trường có hơn gần 300 câu hỏi được sinh viên đặt ra chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: hệ thống Quản lý đào tạo; giáo trình; môn học; chuẩn đầu ra; ký túc xá; khu giảng đường; các chương trình học bổng; khen thưởng, kỷ luật; công tác giảng viên, cố vấn học tập; nghiên cứu khoa học; khởi nghiệp; kĩ năng mềm và thực tế nghề nghiệp,…Đồng thời, nhiều câu hỏi cũng được sinh viên đặt trực tiếp tại Hội nghị… Tất cả các nội dung đã được lãnh đạo Nhà trường, đại diện các Phòng, Ban liên quan giải đáp, trả lời thấu đáo.
Các sinh viên tham luận tại Hội nghị
Sau hơn 4 tiếng đối thoại Hội nghị đã kết thúc trong niềm vui và phấn khởi của các bạn sinh viên. Về phía lãnh đạo Nhà trường cũng mong muốn các sinh viên luôn phát huy tính sáng tạo, chủ động trong học tập và đặc biệt là nghiên cứu khoa học, tích cực học tốt ngoại ngữ để mở rộng cơ hội việc làm trong xu thế hội nhập hiện nay. Đoàn Thanh niên, luôn đa dạng hóa các mô hình hoạt động, tạo sân chơi sáng tạo để các em phát triển về tri thức lẫn thể chất, đặc biệt là tạo môi trường khởi nghiệp để các em tham gia ngay từ khi còn trên ghế giảng đường.
Tác giả: Lê Thị Ngọc- ĐHM4_K3