PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG, KINH NGHIỆM VIẾT TIỂU LUẬN, THU HOẠCH

Ngày đăng: 09:15 - 17/12/2019 Lượt xem: 17.689

Làm tiểu luận là một trong những công việc mà sinh viên buộc phải thực hiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, bạn cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Sắp tới tất cả các sinh viên đăng kí học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh trong học kì 1 năm học 2019-2020 sẽ làm bài tiểu luận lớn dự thi kết thúc môn học này. Sau đây mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm đề tài cũng như viết tiểu luận được học tập từ thầy cô, sách báo và kinh nghiệm riêng của bản thân trong suốt thời gian qua.

Thế nào là một bài tiểu luận?

Hiện nay, một số bạn sinh viên, nhất là những sinh viên năm đầu, khi được giao viết một bài tiểu luận, còn chưa biết là viết về cái gì? Có thể hiểu một cách đơn giản, tiểu luận là viết báo cáo về một vấn đề của một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm để rút ra những kết luận, những đóng góp ý kiến, những đề xuất giải pháp để có thể thực hiện hay cải tiến được vấn đề đã nêu ra và có độ dài tối thiểu 10 trang

Một bài tiểu luận thông thường có hai dạng, một là giảng viên  (GV) sẽ cho làm cá nhân, hai là GV sẽ giao một đề tài để cả nhóm cùng làm. Đối với cá nhân, các bạn sẽ phải chủ động hơn trong quá trình viết đề tài. Tuy nhiên khi làm nhóm thì các bạn phải biết kết hợp với các thành viên khác thì mới có thể tận dụng được những thế mạnh của mỗi cá nhân, thì công việc sẽ nhàn hơn mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

 Lưu ý một điểm nhỏ là khi làm nhóm thì phải biết vai trò của người leader là cực kỳ quan trọng. Việc đầu tiên cần làm là cả nhóm cần phải thống nhất chọn ra 1 bạn làm nhóm trưởng, người nhóm trưởng này không nhất thiết phải là người giỏi nhất trong nhóm, mà nhất thiết phải là người luôn có trách nhiệm với công việc và phải biết sắp xếp công việc, thời gian cho cả nhóm. Người leader nên phân chia công việc một cách khoa học, thống nhất lịch trình làm việc cũng như deadline của cả nhóm để công việc hoàn thành đúng hạn và hiệu quả.

Cho dù là làm cá nhân hay làm nhóm thì các bước làm một bài tiểu luận vẫn phải theo trình tự nhất định như sau: Chọn đề tài tiểu luận; Lập dàn ý; Xác định các nguồn tài liệu tham khảo; Viết nội dung; Hoàn chỉnh các bước trình bày và các công đoạn bên lề. Các bước làm, cần chú ý như sau:

1.     Chọn đề tài tiểu luận

Bước này chỉ làm khi GV cho phép các bạn được tự do lựa chọn đề tài. Lúc này, xác định lựa chọn một đề tài thường phải đạt được các điều kiện sau:

- Các đề tài bạn chọn phải phù hợp với môn hay nội dung giáo viên đưa ra: có nhiều bạn khi lựa chọn đề tài thường không chú tâm xem đề tài này có phù hợp với nôi dung của môn học hay không, thường hay không đọc kỹ yêu cầu của giảng viên đưa ra từ đó dễ dẫn đến lạc đề

- Đề tài được chọn thì bạn thích và thực sự hứng thú khi làm. Đề tài phải mang tính khả thi: tức là ta phải có đủ kiến thức cũng như tài liệu để có thể hoàn chỉnh được bài viết. Đề tài mà bạn thích lại không đủ kiến thức để có thể tìm được tài liệu tham khảo cũng như không thực hiện được thì tốt nhất là bạn không nên chọn nó.

2. Lập dàn ý trước khi viết tiểu luận

Phần thiết lập dàn ý là rất quan trọng vì nó liên quan đến bố cục lẫn hướng đi của cả bài viết. Vì vậy, ta nên lập dàn ý và nhờ GV cho ý kiến để bài viết không bị thiếu sót.

Thông thường dàn ý của một bài tiểu luận thường sẽ gồm 3 phần chính:


          - Phần đầu (chương I hay mục I, tùy theo cách đánh dấu): Hay còn gọi là chương lý luận: nêu lên một số lý luận hoặc phải giới thiệu một cách tổng quan về vấn đề của bài viết. Nếu ta đã có ý định sẽ đưa bài học kinh nghiệm của vấn đề được nêu ở phần đề tài thì vị trí thích hợp nhất sẽ là để ở cuối phần này.

- Phần hai ( chương II hay mục II): là phần thực trạng và đánh giá: nêu rõ thực trạng của vấn đề được viết trong đề tài và những đánh giá về vấn đề đó.
          - Phần ba: thường viết về những giải pháp và kiến nghị, hay nêu lên một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu hoặc đề ra phương hướng cho thời gian tới. Ở phần này tốt nhất ta nên nêu ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, nhiều khó khăn hay vướng mắc còn hay gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Ở phần này, ta nên đề xuất theo quan điểm của cá nhân để có thể hoàn thiện về mặt lý luận gắn kết đến đề tài.

3. Xác định các nguồn tài liệu tham khảo

Tùy vào đề tài thực hiện, một số nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu sẽ là


+ Giáo trình môn học hay một số môn khác có liên quan
+ Sách tham khảo thường có nội dung liên quan đến đề tài.
+ Trong các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu trước đó … có liên quan đến đề tài
+ Website: đây là nguồn rất phong phú và sẽ là nguồn tài liệu chính có thể hỗ trợ cho ta trong quá trình viết bài. Nhưng, nguồn của các website này khá phức tạp hay độ chính xác không cao.
Có một vài tips nhỏ trong việc tìm tài liệu trên website như sau:
-Sử dụng công cụ tìm kiếm google: ta nên gõ từ khóa không quá dài cũng không quá ngắn để tránh bỏ sót website nhưng lại không phải mất công lọc những website không có tác dụng. Ta nên đa dạng hóa một số từ khóa khi gõ vào google vì đôi khi, các vấn đề ta tìm kiếm không được google tìm ra ở từ khóa này mà lại nằm trong từ khóa khác.
- Công cụ tìm kiếm nâng cao trong google rất là hữu ích. Theo như yêu cầu tìm kiếm mà bạn có thể yêu cầu được các kết quả tìm kiếm khác nhau về ngôn ngữ, từ khóa hay định dạng file,..
-Tìm kiếm trên các trang web chuyên ngành có liên quan đến đề tài.

4. Viết nội dung chính của bài tiểu luận

 Lời mở đầu: một số bạn có quan niệm lời mở đầu trong một bài tiểu luận cũng như mở bài trong bài văn ở cấp phổ thông, tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Ở phần lời mở đầu này ta không nên viết quá ngắn và chỉ bao gồm các thông tin mang tính chất gợi mở hoặc câu văn quá trau chuốt. Tốt nhất theo kinh nghiệm thì lời mở đầu của bài tiểu luận phải có các nội dung bao gồm: tên đề tài; lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là kết cấu của bài viết.
 Nội dung các phần: tập trung vào dàn ý đã lên sẵn ở trên để viết nội dung của đề tài, trình bày rõ ràng, sáng sủa, không màu mè. Trước mỗi phần ta nên có lời dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về vấn đề gì, phần này của bài viết sẽ giải quyết vấn đề gì và mang lại kết quả ra sao.

 Kết luận: nhiều bạn sinh viên thường viết kết luận kiểu “viết nhanh cho xong” và thường chả cung cấp thông tin gì trong phần này. Đây là quan niệm hết sức sai lầm, vì hầu hết phần mở bài và kết luận thường được giảng viên ưu tiên đọc trước để đánh giá sơ bộ chất lượng của bài viết. Trong phần kết luận ta nên có các thông tin sau: tóm tắt sơ lượt các vấn đề mà bài viết đã thu hoạch được, bao gồm tất cả những phần đã nêu ở toàn bài được viết một cách ngắn gọn, súc tích và không chứa giài thích dài dòng gì thêm, có thể nêu lên một số đóng góp mới hoặc giải pháp được đưa ra của đề tài.

 Danh mục tài liệu tham khảo: thông thường danh mục tại liệu tham khảo sẽ được ghi theo thứ tự ưu tiên tiếng việt trước, tiếng anh ghi sau. Mỗi một tài liệu phải cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu(sách báo,…), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…

5. Hoàn chỉnh các bước trình bày và hình thức

Phần hoàn chỉnh bài viết cần được xem xét kỹ càng và cẩn thận, tránh lỗi trình bày và lỗi chính tả.

Việc viết tiểu luận là rất bổ ích, không những sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức môn học, mà còn giúp bạn rèn luyện được rất nhiều kỹ năng: kỹ năng tìm tài liệu, viết bài, làm việc nhóm, sử dụng word, powerpoint…Quan trọng nhất, làm tiểu luận còn là tiền đề để các bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp khi kết thúc khóa học ở trường

Lưu ý khi viết tiểu luận:

- Chọn thời gian: Phù hợp với bản thân và yêu cầu của bài tiểu luận

- Chọn không gian viết: Yên tĩnh

Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý đến cách hành văn và trình bày văn bản:

+ Phải xác định rõ: văn viết khác với văn nói; ở chỗ: văn viết cần diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm; tránh lối nói: “thì”, “là”, “mà”,... chú ý cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi, mở rộng và nâng cao vấn đề một cách lôgic, khéo léo.

+ Cách trình bày văn bản: Khoa học, hợp lý. Lưu ý cách căn lề, lỗi chính tả, đưa hình ảnh phù hợp... để bài tiểu luận thêm sinh động, hấp dẫn.

 

Chúc các bạn làm bài tiểu luận học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đạt kết quả cao!

Bài viết được tổng hợp từ quá trình học tập thầy cô, sách báo và một số kinh nghiệm cá nhân. Rất mong được thầy cô, bạn bè góp ý thêm.

Một số nguồn hay để tìm tài liệu viết tiểu luận:

http://luanvan123.net

http://www.tailieu.com

http://tailieu.vn

Tác giả: Lê Thị Ngọc- CTV truyền thông HTU


Các bài viết khác

Danh sách học bổng 2021-2022
29/11/2022
1.742 lượt xem
Cô gái với nụ cười tỏa nắng
24/11/2022
1.433 lượt xem
Không khí Giáng sinh tại HTU
25/12/2020
1.645 lượt xem
HTU- XUÂN YÊU THƯƠNG, TẾT CHIA SẺ
15/01/2020
1.131 lượt xem
CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI..
18/12/2019
9.906 lượt xem
VIẾT CHO THỜI SINH VIÊN SẮP QUA...
18/12/2019
3.495 lượt xem
GIẢI BÓNG ĐÁ KHOA CƠ ĐIỆN 2019
04/12/2019
1.064 lượt xem
HTU trong trái tim tôi!
25/11/2019
1.140 lượt xem
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ !
25/11/2019
2.880 lượt xem
Tri ân thầy cô
14/11/2019
1.473 lượt xem
Halloween 2019 tại HTU
30/10/2019
1.773 lượt xem
Trao lời yêu thương
19/10/2019
3.107 lượt xem
Nam sinh có nên học ngành dệt may ?
06/10/2019
4.360 lượt xem
CẢM XÚC THÁNG 10 – MÙA THU HTU
03/10/2019
1.594 lượt xem
ĐÃ BẮT ĐẦU, XIN ĐỪNG TỪ BỎ!
25/09/2019
1.239 lượt xem
Ngày Hội Hiến máu mùa hoa sữa
25/09/2019
0 lượt xem
Lời khuyên cho sinh viên năm nhất
16/09/2019
1.551 lượt xem
Ngày hội việc làm HTU năm 2018
25/04/2018
2.093 lượt xem

Liên kết website