Nam sinh có nên học ngành dệt may ?

Ngày đăng: 10:14 - 06/10/2019 Lượt xem: 4.361

Hơn 10 năm qua, ngành Công nghiệp thời trang đang là một trong những ngành công nghiệp sáng tạo, có những bước chuyển mình về chất và lượng. Nhu cầu may mặc trong nước ngày một tăng nhanh để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới. Giờ đây, nghề may không còn chỉ dành riêng cho những chị em phụ nữ trong việc tìm kế sinh nhai mà ngày càng không ít nam giới bước chân vào lĩnh vực này và xem đây là một nghề mưu sinh.




Nếu nói chung ngành dệt may hình như sẽ hiện lên trong đầu bạn đọc một hình ảnh truyền thống và đơn giản “cô gái ngồi cặm cụi bên chiếc máy may”. Các bạn thường gắn ngành dệt may với phụ nữ vì trước đây hình ảnh xe tơ, kéo sợi, hình ảnh các bà, các cô dân tộc ngồi bên dệt khung cửi. Đến thời gian công nghiệp hóa, chúng ta thường thấy người phụ nữ bên máy dệt công  nghiệp, thậm chí hình ảnh này đã được in trên đồng tiền Việt Nam. Và hình như ấn tượng đầu tiên về ngành là như thế, cho nên đã nhiều nam sinh viên “ngó lơ” ngành này, thậm chí khi nhiều nam sinh giới thiệu về ngành đang học, nhiều bạn còn tròn mắt “Con trai cũng học ngành đó á?”

Vâng, con trai nên học ngành đó, bởi sau những rập rình của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP (sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này khi tổng thống Donald Trump đắc cử, các nước còn lại đã tiếp tục đàm phán và chuyển thành hiệp định CPTPP), sau một loạt hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc ,Trung Quốc và Châu Âu, không thể phủ nhận một hiện tượng rằng, đầu tư vào ngành Dệt Nhuộm đang tăng mạnh, trong khi nhân lực kỹ thuật cao ngành dệt,nhuộm và cả may đang thiếu trầm trọng.

Những năm trở lại đây, ngành may mặc đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Theo định hướng phát triển ngành dệt may do Bộ Thương Mại và Công Nghiệp đã đề ra, đến năm 2020 ngành công nghiệp dệt may sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, định hướng xuất khẩu và có thể đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng; tạo thêm việc làm cho người lao động và hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo bộ kế hoạch và đầu tư, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng và đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc. Ước tính Việt Nam trong năm nay sẽ có trên 3000 công ty may mặc, trong đó có 25% là các công ty FDI. Các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng chọn Việt Nam như một điểm đến tốt, đặc biệt sau khi Hiệp định TPP được ký kết. Và việc xuất khẩu sang các nước thành viên TPP dự kiến sẽ tăng gấp ba lần.



Ông Lê Văn Hòa, Trưởng Văn Phòng Đại Diện- Giám đốc Kinh doanh Santoni Việt Nam, cựu sinh viên Công nghệ Dệt sợi khóa 2006 ĐH Bách Khoa TP.HCM

“Tôi là sinh viên khóa Kỹ thuật Sợi dệt năm 2006, tốt nghiệp năm 2011 và công việc đầu tiên của tôi là “Sales Engineer” cho một công ty chuyên cung cấp máy móc trong các công đoạn của dây chuyền kéo sợi. Năm 2014, tôi chuyển công tác tới một công ty khác và cũng là công ty hiện tại tôi đang làm đại diện kinh doanh tại thị trường Việt Nam- Santoni- Công ty chuyên cung cấp máy dệt kim tròn hàng đầu của Italy.Trải qua quá trình làm việc trong ngành Dệt May tôi mới nhận ra được thực thế khác xa với tâm lý khi đi học “ Ngành này con trai học làm gì” hay là “Dệt May là chỉ may với vá”. Nhưng thực tế vào nhà máy, hay tham gia vào những dự án đầu tư với các dây chuyền máy móc Dệt May hiện đại của các công ty trong nước và nước ngoài thì nguồn nhân lực luôn là vấn đề các nhà đầu tư, các công ty lo lắng. Để đảm bảo cả yếu tố trí lực và sức lực cho sự phát triển của các công ty, thì nguồn nhân lực đặc biệt là là nguồn nhân lực Nam luôn là sự ưu tiên của các công ty, xí nghiệp. Thể hiện rõ ràng nhất, thực tế nhất khi tôi nhận được các lời mời cho vị trí công việc khác nhau trong ngành Dệt May từ các nhà tuyển dụng thì có đến hơn 2/3 có đề cập rõ trong yêu cầu công việc là “ƯU TIÊN NAM GIỚI”. Và tôi tin rằng với một ngành đang thực sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như Dệt May, chắc chắn không thiếu cơ hội, môi trường phát triển hay sự cạnh tranh để các bạn nam khẳng định mình , một công việc, một vị trí xứng đáng cho sự nỗ lực học tập của các bạn, đặc biệt khi Dệt May đang thực sự khát nhân lực nam. Đại học là cánh cửa vào đời, và lựa chọn nghề nghiệp cơ hội để bản thân phát triển và thành công. “Dệt May đang thực sự là cơ hội để các bạn nam bắt đầu cuộc hành trình của mình?”


 Ông Lê Văn Hòa Trưởng Văn Phòng Đại Diện-
Giám Đốc Kinh Doanh: Santoni Việt Nam, cựu sinh viên khóa 2006


Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là một trong những trường đại học có chất lượng đào tạo ngành dệt may tốt nhất trên cả nước.

Đối với sinh viên theo học ngành Công nghệ may sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau:

 - Chuyên viên mẫu rập, giác sơ đồ, soạn thảo tài liệu kỹ thuật, làm định mức nguyên phụ liệu, làm bảng màu nguyên phụ liệu, lập bảng thiết kế dây chuyền, may mẫu, rải chuyền, cân bằng chuyền, thiết kế mặt bằng nhà máy may công  nghiệp, cải tiến thao tác, cải tiến công nghệ, thiết kế và chế tạo dưỡng;

- Làm trực tiếp tại công đoạn may và hoàn thiện và hoàn thiện trong sản phẩm may công nghiệp;

- Chuyên kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn thiện sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp;

- Chuyền trưởng, trưởng ca tại các doanh nghiệp may trong nước và các hãng may nước ngoài.

 * Có thể đảm nhiệm các công việc:

- Quản đốc phân xưởng, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng quản lý chất lượng  tại các doanh nghiệp may;

- Chuyên viên Lean, đốc phân xưởng, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng quản lý chất lượng  tại các doanh nghiệp may;


 

     Đối với sinh viên ngành Sợi dệt

Sales Engineer: kỹ sư bán hàng; đây có thể nói là một vị trí “hot”, đòi hỏi người đảm nhiệm phải vừa có nền tảng kỹ thuật tốt, có ngoại ngữ và có chút khiếu kinh doanh. Nói cách khác, không thể bán những máy sợi, dệt, nhuộm có giá cả triệu USD một dây chuyền cho khách hàng khi anh chẳng hiểu gì về máy móc thiết bị cả, và để hiểu, người ta cần trau dồi trên giảng đường 4-5 năm cũng chưa đủ

- Kỹ sư làm việc tại ban R&D của các công ty, tập đoàn lớn: nghiên cứu phát triển hay là…không tồn tại, nhiều công ty đã nói như vậy trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay

- Kỹ sư thiết kế: ở đây là thiết kế công nghệ. Xin khẳng định là khó! Không dễ thì thiết kế được loại sợi đúng theo yêu cầu, loại vải đẹp đẽ đúng chuẩn, đặc biệt là vải dệt kim. Bạn nào cũng từng nhìn hình ảnh các mẹ các chị nhoay nhoáy đan móc thì hiểu giùm, máy dệt kim sẽ thay mẹ đan hàng ngàn vòng sợi kích thước nhỏ hơn nhiều trong thời gian 1 phút, để cho ra những tấm áo như kiểu thun bó, phong cách trẻ trung mà các bạn vẫn mặc. Làm cho vải “có màu” thì khá dễ, nhưng màu đều, màu rực rỡ, màu lâu phai, với hóa chất không độc hại, câu hỏi đó cần những bạn có nền tảng “hóa nhuộm” thật tốt mới có thể trả lời trọn vẹn.

- Kỹ sư điều hành, quản đốc sản xuất: nắm vững và quản lý toàn bộ dây chuyền sản xuất, điều độ sản xuất, cần lắm những kỹ sư thấu hiểu quy trình công nghệ trọn vẹn và sâu sắc, có kiến thức tổng hợp

- Kỹ sư quản lý điều hành công ty kiểm định: hàng dệt may để vào được các thị trường khó tính như Âu, Mỹ, Nhật…cần phải vượt qua vòng kiểm soát của các phòng kiểm định được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế độc lập có kiểm soát.

- Kỹ sư quản lý chất lượng: quản lý chất lượng công đoạn và toàn bộ dây chuyền sản xuất

- Kỹ sư quản lý hệ thống cung ứng hay còn gọi là Management supply chain

Các vị trí công việc nói trên đang được hàng loạt các tập đoàn lớn như Far Estern Polytex, Hyosung, Paihong, các công ty chuyên thể thao như Decathlon, Adidas,Puma các công ty FDI lớn như Ilshin, Kungbang, Songwol, Hansol,Dongjin (Hàn Quốc), Huafu,Texhong (Trung Quốc) và các công ty Việt Nam như Thiên Nam, Thái Tuấn, Phong Phú và các văn phòng đại diện kinh doanh như Groz-Beckert Việt Nam, Illies, Tri-Union tuyển dụng.

Các bạn trẻ hoàn toàn có thể trở thành tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng đại diện sau một vài năm, tất cả là do nỗ lực của sinh viên ra trường. Cũng chẳng ai cấm bạn khởi nghiệp thành công với một ngành vốn gắn qua nhiều với đời sống con người.

Ngành dệt bây giờ đã không chỉ là quần áo (quần áo chỉ còn chiếm 50% tổng sản lượng của ngành thôi), ngành dệt còn là giầy dép, xây dựng, giao thông, y tế, hàng không, vũ trụ, ô tô.

Có cả ngành automotive textile chuyên phục vụ cho công nghiệp sản xuất ô tô như sản xuất lốp (vỏ xe) từ sợi mành, nội thất ô tô, cơ cấu vỏ ô tô bằng vật liệu carbon thay cho thép

Có cả ngành medical textile chuyên phục vụ cho y tế để làm các mạch máu nhân tạo (mạch máu được “dệt” theo kiểu dệt kim), làm thay thế mô xương cơ từ xơ sinh học PLA, làm băng gạc tự tan từ xơ alginate

Có cả ngành technical textile, chuyên làm các sản phẩm như vải địa kỹ thuật, tấm lót trong các công trình giao thông, xây dựng

Có cả lĩnh vực high performance (hiệu năng cao) hay smart textile (sản phẩm dệt thông minh) cho những sản phẩm dệt không chỉ kháng hóa chất, kháng nhiệt, độ bền cao hơn cả thép…mà là những sản phẩm “thông minh”, biết phản ứng với thời tiết, nhiệt độ và vận động

   5 xu thế mới của ngành dệt tương lại là:

3D-Printed Clothing: in 3D, minh chứng rõ nhất là các đôi giày Nike với phần mũ giầy (upper shoes) ứng dụng công nghệ này

NFC (or Near Field Communication) Interactive Clothing: chip nhỏ ẩn dưới tag quần áo có thể cho chúng ta biết toàn bộ thông tin sản phẩm chỉ qua một lần quét trên điện thoại của chúng ta

VR Models: model số, hay mẫu kỹ thuật số được xây dựng từ hình ảnh mẫu 3D chân thực

Color-Changing Fabrics: vải biến đổi màu theo điều kiện môi trường

Self-Healing Fabrics: vải tự liền

Như vậy có thể thấy, nam giới học ngành dệt may đang trở thành một nghề, một hướng đi nghề nghiệp hoàn toàn phù hợp và bắt kịp xu thế phát triển trong tương lai. Hiểu được nhu cầu này, hy vọng các bạn nam nói riêng cũng như tất cả mọi người nói chung hãy thay đổi suy nghĩ rằng “Dệt may chỉ phù hợp với phụ nữ” từ đó cùng chung tay đưa nền may mặc của Việt Nam lên tầm cỡ thế giới.

                                                                   Phạm Thị Hải Yến ĐHM14-K4

                                      (Tham Khảo Bài viết của tạp chí Dệt MayViệt NamVinatex số tháng 6 năm 2018)


Các bài viết khác

Danh sách học bổng 2021-2022
29/11/2022
1.743 lượt xem
Cô gái với nụ cười tỏa nắng
24/11/2022
1.433 lượt xem
Không khí Giáng sinh tại HTU
25/12/2020
1.645 lượt xem
HTU- XUÂN YÊU THƯƠNG, TẾT CHIA SẺ
15/01/2020
1.132 lượt xem
CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI..
18/12/2019
9.907 lượt xem
VIẾT CHO THỜI SINH VIÊN SẮP QUA...
18/12/2019
3.495 lượt xem
GIẢI BÓNG ĐÁ KHOA CƠ ĐIỆN 2019
04/12/2019
1.064 lượt xem
HTU trong trái tim tôi!
25/11/2019
1.140 lượt xem
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ !
25/11/2019
2.880 lượt xem
Tri ân thầy cô
14/11/2019
1.474 lượt xem
Halloween 2019 tại HTU
30/10/2019
1.773 lượt xem
Trao lời yêu thương
19/10/2019
3.107 lượt xem
CẢM XÚC THÁNG 10 – MÙA THU HTU
03/10/2019
1.594 lượt xem
ĐÃ BẮT ĐẦU, XIN ĐỪNG TỪ BỎ!
25/09/2019
1.240 lượt xem
Ngày Hội Hiến máu mùa hoa sữa
25/09/2019
0 lượt xem
Lời khuyên cho sinh viên năm nhất
16/09/2019
1.551 lượt xem
Ngày hội việc làm HTU năm 2018
25/04/2018
2.093 lượt xem

Liên kết website